游客发表

【đội hình rc lens gặp stade de reims】Áp lực tăng trưởng đè nặng lên GDP quý 4

发帖时间:2025-01-11 05:59:55

GDP quý 3 âm 6,ÁplựctăngtrưởngđènặnglênGDPquýđội hình rc lens gặp stade de reims17%: Cơ hội nào để cải thiện mức tăng trưởng?
Giải pháp nào để GDP quý 4 có thể tăng trên 7%?
GDP quý 3 có mức giảm sâu kỷ lục
Doanh nghiệp mong sớm phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. 	Ảnh: Lê Hương
Chỉ khi phòng, chống dịch bệnh hiệu quả thì mọi hoạt động mới trở lại bình thường, doanh nghiệp sản xuất mới yên tâm hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Lê Hương.

“Cú sốc”

Kinh tế quý 3/2021 bất ngờ giảm sâu hơn so với dự báo, cùng với đó GDP 9 tháng đầu năm chỉ tăng 1,42% đã làm gia tăng áp lực lên tăng trưởng trong quý cuối năm 2021. Đánh giá về mức tăng trưởng âm trong quý 3/2021, chuyên gia kinh tế TS. Hồ Quốc Tuấn, Trường Đại học Bristol (Anh quốc) cho biết GDP tăng trưởng âm là điều đa số người quan sát kinh tế dự đoán trước. Nhưng mức giảm 6,17% lại nằm ngoài dự đoán. Điều này khiến áp lực tăng trưởng quý 4/2021 rất lớn bởi đây là quý “kéo”mức tăng của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, đến giờ các tỉnh vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng về việc mở cửa trở lại và trước hết vẫn tập trung ở các doanh nghiệp sản xuất, trong khi các doanh nghiệp dịch vụ vẫn “nằm yên”.

Cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho rằng mức tăng trưởng âm 6,17% là “cú sốc” ngoài mong đợi, làm thay đổi nhận thức về tăng trưởng cả năm. Các giải pháp chặn đà suy giảm hầu như không đạt như kỳ vọng, đặc biệt giải pháp đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin chưa thật kịp thời và khẩn trương.

Đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô trong quý 4, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm vẫn phụ thuộc lớn vào thời điểm kiểm soát dịch bệnh. Hiện lạm phát được khống chế ở mức thấp, tác động của việc tăng giá và lạm phát thế giới đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát chưa nhiều. Nhiều dịch vụ công trong nước đang được nhà nước hỗ trợ như học phí, tiền điện, nước nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân. Thêm vào đó, tiêu dùng đang trong xu hướng giảm do nguồn cung hàng hóa hạn chế và thu nhập người dân giảm sút. Vì thế, chỉ số giá tiêu dùng trong quý 4/2021 nhiều khả năng vẫn duy trì ở mức thấp, dự báo chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2021 đạt khoảng 2,5-2,8%.

Yếu tố "cốt tử"

Để đạt được mức tăng trưởng cao nhất, bên cạnh những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng trong nước, theo nhiều chuyên gia, công tác phòng, chống dịch bệnh vẫn cần được ưu tiên hàng đầu. Bởi chỉ khi phòng, chống dịch bệnh hiệu quả thì mọi hoạt động mới trở lại bình thường, doanh nghiệp sản xuất mới yên tâm hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Từ đó, các doanh nghiệp dịch vụ mới có thể nhanh chóng quay trở lại hoạt động và gia nhập thị trường.

Theo NCIF trong những tháng cuối năm 2021 cần đưa mục tiêu an toàn tính mạng người dân lên hàng đầu bởi đây là yếu tố “cốt tử” để có thể ổn định vĩ mô và duy trì sản xuất ở mức cơ bản. Tập trung mọi nguồn lực phòng và chống dịch Covid-19, trong đó, chú trọng việc thực hiện chiến lược vắc xin, huy động, phân phối và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí từ Quỹ vắc xin, đẩy nhanh quá trình mua và tiêm vắc xin. Ngoài ra, cần chủ động đàm phán, công nhận kết quả tiêm vắc xin với các nước, đặc biệt là các đối tác quan trọng của Việt Nam.

Bên cạnh đó, NCIF cũng cho rằng cần chuẩn bị tốt nhất để đưa nền kinh tế và cuộc sống người dân trở lại hòa nhập với sản suất và đời sống sau giãn cách, sau đại dịch. Hiện tại, sau thời gian giãn cách khá dài, nguồn cung sản xuất và chuỗi tiêu thụ sản xuất đều đang gặp trở ngại, tâm lý người dân sau những tổn thương mất mát do đại dịch Covid-19 gây ra còn chưa ổn định. Sức chống chịu của của cả doanh nghiệp và người dân đều đã đến mức tới hạn, điều này đòi hỏi những “cú huých” động viên của Chính phủ, giúp đỡ và hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tháo gỡ khó khăn nâng cao niềm tin, đầu tư và tiêu dùng trở lại, đưa nền kinh tế hồi phục.

Đồng thời, thúc đẩy xuất nhập khẩu, thực thi hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA. Ưu tiên các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm hồi phục sau đại dịch; tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, GDP quý 3/2021 âm là việc phải chấp nhận bởi đây là quý khó khăn nhất của nền kinh tế khi dịch bệnh bùng phát phức tạp nhất kể từ năm 2020 tới nay, buộc 25 tỉnh thành trên cả nước phải thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội. Hiện kinh tế Việt Nam đang phát triển theo mô hình chữ K nên có ngành phát triển rất tốt trong dịch bệnh như công nghệ thông tin, sắt thép… nhưng cũng có ngành giảm mạnh như du lịch, lưu trú và giáo dục.

    热门排行

    友情链接