您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【bóng đá số - dữ liệu 66】“Nhiệt kế” niềm tin kinh doanh của DN lên cao nhất trong 7 năm

Cúp C171675人已围观

简介Niềm tin của DN được cải thiện nhờ cải thiện môi trường kinh doanh hiệu quả. Ảnh: H.Dịu Cụ thể, kết ...

nhiet ke niem tin kinh doanh cua dn len cao nhat trong 7 nam

Niềm tin của DN được cải thiện nhờ cải thiện môi trường kinh doanh hiệu quả. Ảnh: H.Dịu

Cụ thể,ệtkếniềmtinkinhdoanhcủaDNlêncaonhấttrongnăbóng đá số - dữ liệu 66 kết quả điều tra trên 10.000 DN dân doanh (DN nội địa, DN mới thành lập và DN có vốn đầu tư nước ngoài) cho biết, Nhiệt kế DN PCI – thể hiện mức độ lạc quan của DN trên đà phục hồi dần kể từ năm 2013, 52% DN dân doanh sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới, mức cao nhất kể từ 2011 trở lại đây; chỉ có 8% DN có kế hoạch giảm quy mô hoặc đóng cửa.

Đối với DN FDI, có tới 60% DN cho biết có kế hoạch tăng quy mô kinh doanh tại Việt Nam, đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 đến nay.

Điều tra cũng cho thấy, có 4 xu hướng nổi bật trong môi trường kinh doanh của Việt Nam, bao gồm: Chi phí không chính thức giảm; thủ tục hành chính có cải thiện; tiếp cận đất đai có chiều hướng khó khăn hơn và an ninh trật tự được đảm bảo nhưng một bộ phận DN lo ngại.

Cụ thể, năm 2017, 92% DN cho biết phí, lệ phí được công khai; nhưng trung bình vẫn có trên 59% DN cho biết họ vẫn còn phải trả các chi phí không chính thức, dù chỉ số này đã giảm so với những năm trước (66%).

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của VCCI, đây vẫn là con số cao, cần sự cải thiện nhiều hơn nữa, bởi vẫn còn 9,8% DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức.

Về thủ tục hành chính, 67% DN cho biết thời gian thực hiện thủ tục hành chính đã được rút ngắn hơn so với quy định, nhưng 28% DN vẫn chưa hài lòng với kết quả giải quyết công việc của các công chức.

Đặc biệt, điều được DN đánh giá cao nhất là sự đồng hành của chính quyền trong việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của DN thông qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc DN tại địa phương.

Vẫn như những năm trước, khó khăn lớn nhất của DN là việc tiếp cận đất đai. DN cho biết sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, họ gặp phải rất nhiều phiền hà trong các thủ tục về giải phóng mặt bằng, bồi thường cho người dân hay các thủ tục quy định khác của tỉnh (44% DN trả lời).

Khoảng một phần ba (32%) DN đánh giá quy hoạch đất đai của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của DN, khiến nhiều lô đất xa cơ sở hạ tầng hiện có hoặc ở các địa điểm thuận tiện, chẳng hạn như lân cận các cơ sở gây ô nhiễm hoặc quá gần các khu dân cư. Cuối cùng, một phần tư các DN nhận định rằng việc cung cấp thông tin dữ liệu về đất đai không thuận lợi, nhanh chóng.

Đặc biệt, theo DN, vấn đề lớn nhất đó là thời gian giải quyết hồ sơ đất đai dài hơn so với thời hạn được niêm yết (58%) và DN buộc phải trả thêm chi phí không chính thức để đẩy nhanh việc giải quyết hồ sơ (47%).

Ngoài ra, theo nhận định của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao nhưng khu vực tư nhân vẫn hướng vào thị trường trong nước là chủ yếu, xuất khẩu lệ thuộc FDI (tới 70%). Chỉ 11% DN tư nhân trong nước có sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu. Chỉ 6% DN tư nhân có cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các DN FDI. Hệ số chuyển giao công nghệ từ FDI cho các DN nội địa thấp nhất trong ASEAN...

Do đó, vị Chủ tịch VCCI cho rằng, cần quốc tế hóa DN tư nhân, cần cấp thiết phải nâng cấp chất lượng quản trị của khu vực DN tư nhân ở Việt Nam để DN Việt có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giúp Việt Nam có thể thoát ra khỏi "bẫy thu nhập trung bình".

Tags:

相关文章