Tuần đầu tháng 8/2013,ỷgiávàquyềnlựccủathịtrườchivas – cruz azul diễn biến trên thị trường ngoại hối như dội một gáo nước lạnh vào các ý kiến, đề xuất cần tiếp tục tăng tỷ giá USD/VND rộ lên đầu năm, khi các ngân hàng thương mại liên tục hạ giá USD trên biểu niêm yết… Thị trường lên tiếng Đầu năm 2013, nổi lên trong các dòng chảy thông tin kinh tế là “cuộc tranh cãi” về yêu cầu điều chỉnh tỷ giá USD/VND hay không, mức độ bao nhiêu, cũng như trả thêm quyền lực cho thị trường bằng nới biên độ. Điểm chung, nhiều ý kiến cho rằng VND đang bị định giá quá cao, cần phải phá giá 4 - 5% trong năm nay. Thế rồi Ngân hàng Nhà nước cũng đã quyết định phá giá thêm 1%. Tỷ giá vẫn căng, nhà điều hành lại vào cuộc xử lý. Tuần đầu tháng 8 vừa qua, tỷ giá rơi, từ trần 21.246 VND về còn 21.120 VND. Đà rơi chỉ dừng lại khi Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu nâng mạnh giá mua vào trong ngày 7/8. Về sự kiện nâng giá trên, một cán bộ quản lý ngoại hối nói rằng, thị trường đã đưa ra một câu trả lời trớ trêu cho các kiến nghị, đề xuất phá giá VND cỡ 4 - 5% hồi đầu năm. Nếu Ngân hàng Nhà nước không “chặn” lại, tỷ giá thậm chí còn có thể rơi nữa, ngược với những kiến nghị hay đề xuất đó. Bởi lẽ, thị trường lên tiếng, cung - cầu quyết định. Trước nguồn cung chảy mạnh, giá USD giảm là đương nhiên. Tất nhiên, mấu chốt ở đây là biện pháp can thiệp hành chính của Ngân hàng Nhà nước. Họ đã chốt lại kỳ vọng của thị trường. Tức là, nhà điều hành đã đưa ra một giới hạn, cam kết giữ vững nó. Tỷ giá từ nay đến cuối năm sẽ khó tăng quá 1%, sau khi đã tăng 1% vào ngày 28/6, mà cam kết mức tăng cả năm không quá 2 - 3%. Giới hạn hành chính này, hay việc neo kỳ vọng, đã đánh vào lợi ích nắm giữ ngoại tệ, tác động đến sự chuyển đổi và tạo cung cho thị trường. Dù có sức nặng và dường như vững chắc của giới hạn hành chính đó, thị trường vẫn có tiếng nói của mình. Một lần nữa, ngày 22/8 nó lại lên tiếng. Chỉ trong một ngày, thị trường ngoại hối chuyển sang một thái cực hoàn toàn khác. Sau khi liên tục giảm rồi ổn định ở 21.120 VND, chỉ trong ngày 22/8 giá USD của các ngân hàng đã bật mạnh trở lại, tăng tới 100 VND. Trên thị trường liên ngân hàng, sau những ngày giao dịch “ru ngủ” quanh 21.080 - 21.097 VND, giá USD cũng liên tiếp tăng nhanh lên 21.200 VND. Diễn biến trên là tiếng nói riêng của thị trường, khác với tính toán của Ngân hàng Nhà nước. Bởi ngay cuối ngày 22/8 họ đã phải phát đi thông cáo lý giải và định hướng để có thể “chỉnh” tiếng nói đó vào khuôn khổ. Và nguyên do được đưa ra trong thông cáo: “Trong ngày 22/8/2013, tỷ giá giao dịch trên thị trường có diễn biến tăng do tác động tâm lý của một số thông tin, nhận định thiếu cơ sở liên quan đến định hướng điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước”. Nhưng thực tế tỷ giá USD/VND không dễ bị lung lay bởi một số “nhận định thiếu cơ sở” như vậy. Tiếng nói của thị trường thực tế hơn, nó gắn với lượng tiền đồng đang dư thừa và chực nhào vào những điểm nào đó gợi mở cơ hội. Khoảng 10 nghìn tỷ đồng tín phiếu đáo hạn trong tuần này là một quy mô lớn, trong khi đầu ra cho nó là tín dụng hay các kênh đầu tư khác đang bí bách. Một phần nguồn vốn hẳn để mắt đến tỷ giá USD/VND đang ở mức thấp và tìm đến. Về độ dư tiền đồng này, chính ngay trong chiều 22/8, Ngân hàng Nhà nước đã phải tung ra 2.000 tỷ đồng tín phiếu để hút về, và hút được tổng thể 1.979 tỷ đồng thay vì lượng ít ỏi ở loạt phiên trước. Nhưng thực tế tỷ giá USD/VND không dễ bị lung lay bởi một số “nhận định thiếu cơ sở” như vậy. Tiếng nói của thị trường thực tế hơn, nó gắn với lượng tiền đồng đang dư thừa và chực nhào vào những điểm nào đó gợi mở cơ hội. Thêm nữa, một số thành viên thị trường phản ánh có nhu cầu ngoại tệ lớn hơn bình thường xuất hiện trong ngày 22/8. Cầu lớn, giá lên là tiếng nói đương nhiên. Và khi sóng gợn, nó dễ hút dòng vốn đầu cơ đổ vào, tạo hiệu ứng sóng lớn hơn - cơ hội kiếm lời. Vì sao không trao quyền lực cho thị trường? Quyền lực quyết định tiếng nói của thị trường. Song cơ chế hiện nay có vẻ như đang bóp nghẹt nó. Một mặt, biên độ giao dịch tỷ giá chỉ cho phép trong khoảng rất hẹp, +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Mặt khác, dù thế nào thì cam kết không phá giá VND quá 2 - 3% trong năm nay vẫn còn đó. Thời gian qua đã có những ý kiến cho rằng nên mở rộng biên độ giao dịch tỷ giá lên +/-3%, hay lớn hơn là +/-5%. Không gian rộng hơn, tiếng nói của thị trường sẽ rõ hơn. Nhưng vì sao Ngân hàng Nhà nước không làm vậy, không trao thêm quyền lực cho thị trường? Giới hạn một biên độ giao dịch đồng nghĩa với chấp nhận mức độ biến động của tỷ giá trong phạm vi đó. Càng hẹp càng dễ kiểm soát, càng chủ động hơn với những tác động liên quan. Nới rộng thêm biên độ sẽ trao thêm quyền lực cho thị trường và việc điều hành sẽ càng thụ động với tác động của nó. Ở đây tỷ giá không chỉ là tỷ giá. Một môi trường rộng hơn cho biến động tỷ giá bao hàm rủi ro lớn hơn trong kiểm soát tác động đến lạm phát, tới các cân đối trong xuất nhập khẩu, tới mức độ của những con sóng trên thị trường vàng, tới chi phí của các khoản vay nợ quốc tế, tới các dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài…, qua đó dễ tạo mức độ sai số lớn ở các mục tiêu điều hành vĩ mô. Vậy nên Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn, giữ chặt cơ chế biên độ hẹp của tỷ giá hiện nay, mà không dễ chia sẻ bớt quyền lực của mình. Tỷ giá USD/VND có biến động mạnh đi nữa như ngày 22/8, hay căng thẳng hồi đầu tháng 7 vừa qua, cũng chỉ bơi trong biên độ +/-1% đó mà thôi. Nhưng ngược lại, Ngân hàng Nhà nước phải linh hoạt và điều hành tỷ giá sát hơn với yêu cầu được nói của thị trường. Tiếc rằng, điểm hạn chế hiện nay là tỷ giá bình quân liên ngân hàng sau mỗi lần giật lên lại đứng im trong một thời gian dài, trong khi thị trường thì không bao giờ đứng im. Chính Trung |