Trong Đông y, rau bắp cải có tính mát, vị ngọt. Nếu thường xuyên bị lạnh tay chân, tiêu chảy, nước da xanh xao, khó thở thì bạn thuộc thể hàn. Việc thêm bắp cải vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể khiến cơ thể cảm lạnh nặng hơn. Vào mùa đông, những người này có thể ăn nhiều loại rau như rau cúc, tỏi, hẹ vì chúng có tính nóng.
Người bị suy thận
Bắp cải là loại rau có hàm lượng kali cao, cứ 100 gam chứa 134 mg kali. Nếu bạn bị suy thận hoặc thận yếu, ăn bắp cải sẽ làm tăng lượng kali, gây áp lực lên thận, khiến bệnh thận ngày càng trầm trọng. Do đó, người bị suy thận nên ăn ít bắp cải và nhiều loại rau có hàm lượng kali thấp như bí đao, củ cải trắng.
Người khó tiêu
Bắp cải chứa nhiều chất xơ thô hơn nhiều loại rau khác. Nếu bạn mắc chứng khó tiêu, ăn quá nhiều bắp cải cùng một lúc sẽ làm tăng áp lực lên đường tiêu hóa và gây bệnh. Bạn có thể chuyển sang các loại rau có hàm lượng chất xơ thô ít hơn, ví dụ dưa chuột và rau diếp.
Tuyệt đối không ăn các loại bắp cải sau:
Bắp cải thối
Chỉ cần phần lõi của bắp cải hơi thối thì toàn bộ bắp cải sẽ bắt đầu thối rữa từ từ. Bắp cải thối thường chứa rất nhiều vi khuẩn, ăn vào dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy.
Bắp cải có đốm đen
Những đốm này xuất hiện do cây do không đủ ánh sáng, thiếu canxi hoặc bón quá nhiều nitơ và là bệnh sinh lý. Loại bắp cải này không chỉ có mùi vị khó chịu mà còn rất khó bảo quản. Vì vậy, khi mua bắp cải, tốt nhất bạn nên mua loại màu trắng, không có đốm.
Bắp cải xào để qua đêm
Bạn tuyệt đối không nên ăn bắp cải xào để qua đêm, vì muối dễ bị oxy hóa trong không khí và biến thành nitrit - một hợp chất gây ung thư.