【vđqg ha lan】Khốc liệt cạnh tranh dịch vụ trung gian thanh toán
作者:Cúp C2 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 15:23:13 评论数:
Ngân hàng Nhà nước: Ví điện tử Pay Asian chưa được cấp phép hoạt động | |
Phó Thủ tướng chỉ ra 5 lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt | |
Khơi thông điểm nghẽn cho giao dịch ví điện tử | |
Thêm một công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán |
Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam chiếm 14% tổng phương tiện thanh toán . Ảnh: ST. |
“Mảnh đất” màu mỡ
Báo cáo thường niên về tình hình đầu tư vào startup Việt Nam năm 2018 do Topica Founder Institute (TFI) thực hiện cho thấy,ốcliệtcạnhtranhdịchvụtrunggianthanhtoávđqg ha lan tại Việt Nam, đến cuối năm 2017 đã có 4,4 tỷ USD rót vào lĩnh vực cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và dự kiến tăng lên gấp đôi vào năm 2020. Kể từ năm 2018 đến nay, nhiều thương vụ mua và bán sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực trung gian thanh toán đã diễn ra. Điển hình như: Grab mua Moca, VinGroup mua MonPay, WechatPay hợp tác với ví Vimo của Nextech (Việt Nam), Vimo Technology JSC (nhà cung ứng ví điện tử) và mPOS Việt Nam (chuyên phát triển công nghệ điểm bán hàng) cũng sẽ sáp nhập và lấy tên mới là NextPay Holdings… Ngoài ra, còn phải kể tới nhiều ngân hàng cũng đã “nhắm” đến dịch vụ này như VPBank với ứng dụng YOLO, hay Ví Việt của LienvietPostBank, MSB có MEED, TPBank có QuickPay…
Có thể thấy, công nghệ tài chính (Fintech) đã phát triển rất nhanh, mạnh tại Việt Nam và đã xuất hiện đủ hình thức trung gian thanh toán từ ví điện tử, cho đến cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, thanh toán di động… Đây cũng là xu hướng phù hợp với định hướng tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đã được Chính phủ khuyến khích nhiều năm nay.
Đặc biệt, theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam mới chỉ chiếm 14% tổng phương tiện thanh toán, nhưng số lượng người dùng thanh toán di động tại Việt Nam đã tăng từ 37% năm 2018 lên 61% vào năm 2019 theo kết quả khảo sát tiêu dùng toàn cầu năm 2019 do PwC công bố. Do đó, “dư địa” của trung gian thanh toán còn rất lớn, tạo thành “mảnh đất màu mỡ” cho các “đại gia” trong và ngoài nước tiếp tục dồn vốn mở rộng và phát triển.
Tìm đường cạnh tranh
Thực tế cho thấy, các dịch vụ trung gian thanh toán của mỗi DN lại đang có những hướng đi khác nhau, hướng tới khách hàng mục tiêu khác nhau. Ví dụ, dịch vụ của các ngân hàng thường dành cho các khoản giao dịch lớn, còn của các công ty Fintech lại phục vụ các giao dịch có giá trị nhỏ hơn nên ít thao tác, nhanh và gọn hơn khi thanh toán qua Internet Banking (ngân hàng trực tuyến) hay Mobile Banking (ứng dụng ngân hàng trên điện thoại) mà các ngân hàng cung cấp. Đặc biệt, số lượng người dùng ví điện tử ngày càng tăng nhờ vào những giải pháp liên kết giữa ngân hàng và DN Fintech, cùng với đó là khuyến mãi, ưu đãi liên tục.
Các chức năng cơ bản của ví điện tử là có thể nhận/chuyển tiền, thanh toán các loại hóa đơn, mua sắm và tiêu dùng. Tuy nhiên, chính vì sự đa dạng này mà thị trường trung gian thanh toán có sự cạnh tranh khốc liệt, nên tùy vào nguồn vốn, chiến lược hướng đến dải khách hàng (người dùng) muốn nhắm vào, mỗi loại ví điện tử tại Việt Nam hiện nay đều vạch ra những “lối đi riêng”. Tiêu biểu như ví điện tử Momo đã liên kết với các siêu thị như Co.opmart, Lottemart, Cirlcle K, Family Mart, Ministop… cùng ưu đãi hoàn tiền từ 3-5% cho người dùng. Nhờ đó, tính đến hết năm 2018, Momo đã có gần 10 triệu người dùng, hợp tác với hơn 10.000 đối tác trong nhiều lĩnh lực khác nhau cùng hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán. Ông Phạm Thành Đức, Tổng giám đốc MoMo cho hay, Momo có được nguồn lực tài chính và sự hỗ trợ từ Warburg Pincus (quỹ đầu tư toàn cầu của Mỹ) nên đã thay đổi được “cuộc chơi”, xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán kỹ thuật số để thúc đẩy tài chính toàn diện và tạo cơ hội để các dịch vụ tài chính kỹ thuật số có thể đến tay bất kể người dùng Việt Nam nào.
Tương tự, Payoo cũng đang đi theo hướng B2B (hoạt động giao dịch, mua bán giữa DN với DN), không chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng của chính mình, Payoo còn cung cấp hạ tầng ví điện tử/các phương thức trung gian thanh toán để kết nối với các DN lớn nhằm tạo kênh thanh toán hiện đại cho khách hàng của các DN này, cụ thể là dịch vụ thanh toán hóa đơn điện, nước, truyền hình, viễn thông…
Ngoài ra, sự kết hợp giữa Grab và Moca (ví GrabPay by Moca) cũng được đánh giá là đối thủ “sừng sỏ” của các ví điện tử. Bởi Moca cho phép người dùng thanh toán nhiều dịch vụ tiện lợi, sát nhu cầu sinh hoạt như vận chuyển, đi lại, giao hàng, đặt thức ăn… Tương tự đó là ví điện tử ViettelPay (của Viettel), AirPay (của Foody, Now, Shopee, Garena)... mỗi ví đều có thế mạnh và phân khúc khách hàng riêng…
Mặc dù phát triển rầm rộ nhưng hiệu quả và lợi nhuận của các ví điện tử vẫn còn nhiều dấu hỏi. Bên cạnh đó, sự phát triển quá “nóng” có thể dẫn đến một hệ lụy là quản lý không hết. Vì thế, thị trường hiện còn xuất hiện một vài ví điện tử “chui”, hoạt động phi pháp theo kiểu đa cấp, lừa đảo người tiêu dùng. Như mới đây, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã thừa nhận, không có tổ chức nào có dịch vụ ví điện tử có tên gọi là Pay Asian, nhưng website của ví điện tử này tính đến ngày 12/8 vẫn hoạt động, với lời quảng cáo làm giàu nhanh chóng thông qua đồng tiền điện tử Paya.