【tỷ số trận as roma】Hà Nội: BRT số 1 gặp khó, chưa thể triển khai BRT số 2

时间:2025-01-25 22:50:26 来源:Empire777

buyt nhanh

Việc sử dụng chung trên một làn đường cùng với các phương tiện khác khiến tuyến buýt nhanh số 1 khó vận hành.

Tuy nhiên,àNộiBRTsốgặpkhóchưathểtriểnkhaiBRTsốtỷ số trận as roma đến thời điểm này, với những khó khăn tuyến số 1 đang phải đối mặt, việc mở tuyến số 2 chắc sẽ phải chờ lâu.

Theo thống kê của Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội, sau 8 tháng đi vào hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT số 1 Kim Mã - Yên Nghĩa đã có hơn 82.000 lượt xe chạy, chở hơn 3,2 triệu hành khách, bình quân hơn 13.300 khách/ngày. Vào giờ cao điểm, mỗi xe buýt nhanh có thể chở 70 - 115 hành khách.

Với những kết quả bước đầu, có thể thấy tuyến buýt nhanh BRT số 1 đã hoạt động dần ổn định về thời gian, luồng tuyến, lượng khách theo mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, do vận hành trên cùng 1 tuyến đường nhỏ hẹp với buýt thường và các loại phương tiện khác, mặc dù một số đoạn tuyến có làn dường riêng bằng dải phân cách cứng, nhưng tình trạng lấn làn đường, trộn dòng, ùn tắc, vi phạm giao thông tăng cao trên tuyến đang khiến tuyến số 1 gặp khó.

Thực tế, ngay từ khi đi vào hoạt động, việc dành riêng cho xe buýt một làn đường trên tuyến phố chật hẹp, thường xuyên xảy ra ùn tắc đến thời điểm hiện nay cho thấy sự lãng phí về không gian và cần được điều chỉnh. Các chuyên gia giao thông cho rằng, việc sử dụng chung trên một làn đường cùng với các phương tiện khác khiến tuyến buýt nhanh số 1 khó vận hành, thậm chí xung đột, nhất là vận tốc, mật độ, lưu lượng đi lại. Đặc biệt, khi đến ngã tư, ngã ba giao cắt với nhiều phương tiện giao thông khác thì giải bài toán xe ưu tiên cũng hết sức khó khăn.

Theo TS. Phan Lê Bình, chuyên gia Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng, vấn đề quan trọng của buýt nhanh hiện nay chính là làn đường dành riêng. Khi có phương tiện không được ưu tiên đi vào làn dành riêng, buýt nhanh sẽ khó đảm bảo được lịch trình, từ đó sẽ không đảm bảo được tính ưu việt của giao thông công cộng. Do đó, việc mở thêm tuyến buýt nhanh số 2 cần phải giải quyết bài toán trước tiên về hạ tầng.

Khảo sát của Sở GTVT Hà Nội cho biết, tuyến buýt nhanh số 2 có nhiều yếu tố thuận lợi để triển khai như: Kết nối với Khu công nghệ cao Hòa Lạc, với nhu cầu khoảng 20.000 cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên; số lượng xe buýt nhanh BRT nhập về theo dự án ban đầu là 35 chiếc, hiện mới chỉ sử dụng 24 chiếc cho tuyến BRT số 1 Kim Mã - Yên Nghĩa và vẫn đang dự phòng 11 chiếc, nên phương tiện có thể sẵn sàng ngay.

Bên cạnh đó, lộ trình tuyến BRT số 2 trùng với lộ trình tuyến BRT số 1 các đoạn tuyến trong nội đô. Như vậy, tuyến số 2 có thể sử dụng các nhà chờ hiện có của tuyến số 1, chỉ cần bổ sung thêm một số nhà chờ trên Đại lộ Thăng Long trên làn đường gom để hoạt động.

Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Hà Huy Quang cho biết, việc chậm triển khai tuyến buýt nhanh BRT số 2 Kim Mã – Hòa Lạc đến thời điểm này chủ yếu vẫn là do vấn đề hạ tầng. Các cơ quan liên quan vẫn phải đang khảo sát hạ tầng luồng tuyến cho buýt nhanh. Vì thực tế, đã là xe buýt thì phải có điểm dừng, đỗ đón khách. Tuy nhiên, việc xây dựng các nhà chờ trên Đại lộ Thăng Long lại khó khả thi.

Trong bối cảnh tuyến buýt nhanh số 1 vẫn đang vừa vận hành, vừa đi tìm “chỗ đứng” hiệu quả cho mình, tuyến buýt nhanh số 2 vẫn nằm trên giấy và hạ tầng không theo kịp sự gia tăng chóng mặt của phương tiện, thì Hà Nội sẽ rất lâu nữa mới thấy sự xuất hiện của các tuyến buýt nhanh tiếp theo.

Theo TTXVN

推荐内容