游客发表
发帖时间:2025-01-11 06:07:50
Rốt ráo các giải pháp xuất khẩu hàng nông sản chính ngạch | |
Doanh nghiệp nông sản,ĐểnôngsảnViệtNampháràovàocácthịtrườngkhótíbảng xếp hạng quốc gia ý thực phẩm cần làm gì để vượt qua rào cản kỹ thuật của EU? |
Việt Nam với nhiều sản phẩm nông, thủy sản có lợi thế khi xuất khẩu các sang thị trường mới. Ảnh: N.Thanh |
Những kỷ lục mới
Theo số liệu thống kê, trong 11 tháng năm 2022, đã có rất nhiều mặt hàng mở cửa được thị trường khó tính như đến Nhật Bản, Mỹ... báo hiệu cho sự lạc quan trong thời gian tới. Cụ thể, trong năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã liên tiếp ký các nghị định thư xuất khẩu chính ngạch nhiều loại trái cây, thực phẩm sang Trung Quốc như: chanh leo, chuối, sầu riêng, khoai lang, tổ yến,… Mới đây, Mỹ cũng đã chính thức mở cửa cho trái bưởi của Việt Nam; quả nhãn, mắc ca cũng được Nhật Bản cho phép xuất khẩu; New Zealand mở cửa cho trái chanh xanh của Việt Nam; trong khi đó, nhiều loại gạo chất lượng cao của Việt Nam đã xuất hiện ở các siêu thị của Mỹ, EU, Nhật Bản,…
Những kết quả trong việc mở cửa thị trường đã góp phần giúp xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 11 tháng năm 2022 đạt khoảng 49,04 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, XK nhóm nông sản chính trên 20,73 tỷ USD, tăng 6,6%; lâm sản chính khoảng 15,59 tỷ USD, tăng 8,2%; thủy sản đạt 10,14 tỷ USD, tăng 27%. Đến nay, đã có 8 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị XK trên 2 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ).
Chia sẻ về bức tranh thị trường nông sản Việt Nam năm 2022, ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho rằng, trước đây, chúng ta phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên trong năm 2022, Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid”, chuyển hướng sang sản phẩm an toàn và kiểm soát chất lượng nông sản chặt chẽ hơn. Đây vừa là khó khăn nhưng cũng là động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất. Đặc biệt, ngành rau quả đã mở cửa được một loạt mã trồng xuất khẩu vào Trung Quốc. Đây được xem là thành tích rất lớn và là kết quả bước đầu trong chặng đường 10 năm tới thực hiện chuyển đổi sang nghiệp sinh thái, bền vững và minh bạch.
Cho biết thêm về quá trình mở cửa những thị trường mới, ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, để mở cửa thị trường cho một loại nông sản, chúng ta mất từ 3-5 năm, trước đây chúng ta mất hàng chục năm để mở cửa cho một loại nông sản. “Chúng tôi xác định Trung Quốc là thị trường chính của ngành xuất khẩu trái cây Việt Nam, tuy nhiên từ nhiều năm theo đuổi chiến lược các nước đang phát triển, khẳng định giá trị và thương hiệu nông sản Việt, chúng ta đã đa dạng thị trường xuất khẩu nông sản. Đơn cử, chúng tôi lựa chọn Hàn Quốc là một trong những thị trường chiến lược, bởi khi chúng ta thành công với thị trường Hàn Quốc chúng ta sẽ đi đến một nửa thị trường Nhật Bản. Sắp tới đây chúng tôi xuất khẩu quả nhãn đi Nhật Bản. Để chuẩn bị cho quả nhãn đi xuất khẩu Nhật Bản chúng tôi đã bắt đầu xúc tiến thương mại, làm thủ tục chuẩn bị từ năm 2016-2020. Bên cạnh đó, chúng tôi mất 1,5 năm để thí nghiệm các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của Nhật”, ông Hiếu cho biết thêm.
Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong năm 2023, ông Nguyễn Quang Hiếu cho rằng, thị trường Trung Quốc vẫn rất quan trọng đối với ngành xuất khẩu trái cây Việt Nam. Tuy nhiên, năm nay Mỹ đã leo lên vị trí thứ nhất, do đó năm 2023 kỳ vọng sẽ đưa được chanh dây và dứa vào thị trường này, cũng là giúp bà con có cơ hội nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm. Bên cạnh đó sẽ tiếp tục đàm phán, xúc tiến để đưa quả bưởi vào thị trường Trung Quốc. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng vùng nguyên liệu, thương hiệu cho các sản phẩm của mình. Ngoài ra, sự vào cuộc kịp thời của công tác xúc tiến thương mại cũng là một yếu tố “bẻ khóa thị trường tốt hơn” để nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường lớn.
Tổ chức lại sản xuất theo tín hiệu của thị trường
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, việc mở cửa được thị trường đã khó nhưng giữ được thị trường và phát triển bền vững còn khó hơn, đòi hỏi mỗi nông dân, doanh nghiệp phải nỗ lực thay đổi tư duy sản xuất, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của từng thị trường. Bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu nhấn mạnh, để mở cửa một thị trường mất ít nhất từ 3 đến 5 năm, doanh nghiệp khi đưa một số sản phẩm xuất khẩu, ví dụ vào Mỹ cũng mất đến 6 năm… Vì vậy, những kết quả từ việc mở cửa thị trường thời gian qua là nỗ lực rất lớn từ phía các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong đàm phán để mở cửa thị trường. Khi chúng ta đã mở cửa được thị trường thì vấn đề quan trọng là làm sao duy trì và phát triển thị trường đó. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng doanh nghiệp mà còn là vai trò của các địa phương, của nông dân trong chuỗi liên kết.
Đồng tình với quan điểm này, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh dịch tễ và Kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, muốn mở cửa được thị trường phải tăng cường liên kết không chỉ với nông dân mà còn giữa các ngành hàng, doanh nghiệp với nhau. Ngoài ra, đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 18 Hiệp định tự do thương mại, trong đó nhiều hiệp định gắn với các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu…
Ông Nam cũng khẳng định, chúng ta đa dạng hóa thị trường thì cũng phải tổ chức lại sản xuất theo tín hiệu của thị trường. Thực tiễn đòi hỏi phải có sự liên kết. Ngoài việc liên kết giữa các hộ nông dân với nhau thì phải liên kết các hộ nông dân với các cơ quan quản lý ở địa phương và cơ quan quản lý ở Trung ương. Ví dụ, xuất khẩu các sản phẩm có nguồn gốc thực vật thì bắt buộc phải liên kết với Cục Bảo vệ thực vật. Đây là một sự đồng hành rất chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước với nông dân, doanh nghiệp.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接