【két quả bóng đá c1】Tại sao vẫn còn sự cố lớn như sai sót của Bộ luật Hình sự?
Đại biểu Quốc hội dẫn sai sót của Bộ Luật Hình sự khi thảo luận về những hạn chế trong quy trình Quốc hội xây dựng luật.
Thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật,ạisaovẫncnsựcốlớnnhưsaistcủaBộluậtHnhsựkét quả bóng đá c1 pháp lệnh năm 2017 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, ngày 26/7, đề cập đến quy trình xây dựng pháp luật, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội thẳng thắn cho rằng, với cách làm như hiện nay thì chắc chắn việc xây dựng pháp luật sẽ còn nhiều bất cập, chúng ta nói có sai sót nhưng chưa chỉ rõ sai sót để làm tốt hơn.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội
Đại biểu tỉnh Quảng Nam cho biết, theo điểm mới của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội sẽ không làm chương trình xây dựng pháp luật cho toàn khoá nữa mà làm theo hàng năm, điều này có thuận lợi là tránh được tình trạng khi đưa luật vào cũng hết sức thuyết phục, rút ra cũng thuyết phục.
“Nhưng vấn đề quan trọng hơn là phải tìm ra nguyên nhân. Tại sao vẫn còn sự cố lớn như sai sót của BLHS, có người nói đó là “thảm hoạ lập pháp” của chúng ta. Chúng ta nói chưa đủ cơ sở để quy trách nhiệm thuộc về ai, thế thì cần xem lại quy trình, nếu ngẫm lại thì trong Quốc hội 2 khoá gần đây, đặc biệt trong khoá XIII, nhiều đạo luật còn sai sót, không chỉ có BLHS” – ông Ngô Văn Minh nói.
Đồng tình với quan điểm trên, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội khẳng định cần thay đổi quy trình làm luật, bởi luật do Quốc hội xem xét, thông qua nhưng trên thực tế chưa huy động được trí tuệ của tất cả các ĐBQH, gánh nặng vẫn chủ yếu đè lên vai của các cơ quan thẩm tra. Cách làm bấy lâu nay là với 1 dự án luật, nếu anh không làm việc ở cơ quan được giao thẩm tra hoặc tham gia thẩm tra thì gần như không có cơ hội tham gia vào luật dù anh rất quan tâm.
“Theo quy định tài liệu phải gửi cho ĐBQH trước 20 ngày nhưng thường đến kỳ họp mới có, như vậy thời gian đâu mà tham gia? Thảo luận tại tổ thời gian nói thoải mái nhưng khâu tổng hợp rất yếu, nhiều ý kiến của ĐB “biến đi đâu mất”. Phát biểu tại hội trường nhiều khi lại không đến lượt, có đến lượt cũng không nói hết được vấn đề vì chỉ có 7 phút thôi” – ông Cương chỉ ra các hạn chế và nhấn mạnh, cần phải có sự thay đổi, nếu không chất lượng làm luật không thể nâng cao.
Quốc hội có thể họp bất thường để xem xét một đạo luật
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) cũng cho rằng hoạt động xây dựng pháp luật còn nhiều hạn chế, thậm chí có sự cố lớn xảy ra khiến cử tri và nhân dân hết sức băn khoăn, thiếu sự tin tưởng vào chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre)
Vị đại biểu này đề nghị Quốc hội cần xác định tính chất, mức độ và quy mô của văn bản pháp luật để xác định thời gian, lộ trình tiến hành cho công tác soạn thảo luật.
Quốc hội hoàn toàn có thẩm quyền họp bất thường để xem xét một đạo luật nếu thấy đó là vấn đề quan trọng. Đại biểu này cũng đề nghị quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đại biểu Ngô Đức Mạnh (đoàn Bình Thuận) bày tỏ, dù đã có nhiều kiến nghị đổi mới việc làm luật nhưng không hiểu sao vẫn còn nhiều tồn tại. “Trong thời gian vài tiếng, chúng ta không có thời gian bàn luận thấu đáo về tất cả các ý kiến để giải quyết được các bất cập, nên đề nghị Uỷ ban TVQH tổ chức ngay một Hội nghị chuyên trách của các ĐBQH chuyên trách bàn luận về chuyên đề đổi mới công tác xây dựng pháp luật cho nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV.
Quán triệt quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý, từ nay làm luật phải đảm bảo đúng tinh thần, trong hoạt động lập pháp cần đảm bảo nghiêm túc nguyên tắc dân chủ và pháp chế, đến năm 2020 chúng ta cơ bản hoàn thành các luật cần thiết để điều chỉnh các quan hệ xã hội với yêu cầu số 1 là đảm bảo chất lượng và tiến độ./.
Theo Ngọc Thành/VOV.VN