【keo nga cai】Tăng cường khai thác cơ hội hợp tác giao thương với Belarus
Cuộc gặp gỡ giữa 5 doanh nghiệp Belarus hoạt động trong các lĩnh vực logistics,ăngcườngkhaitháccơhộihợptácgiaothươngvớkeo nga cai vận tải, dịch vụ hải quan, nhập khẩu thực phẩm, xuất khẩu phân bón… sang thăm, tìm kiếm thị trường tại Việt Nam với khoảng hơn chục doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực Hà Nội đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Belarus tại Việt Nam tổ chức ngày 4/9/2019.Cuộc gặp gỡ nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. Ông Nguyễn Quang Hùng - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghiệp Âu Việt, kiêm Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Belarus, nhận định: Tiềm năng hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam - Belarus rất lớn. Nền kinh tế Belarus có các mặt hàng thế mạnh Việt Nam cần như hàng công nghệ, sữa, ngũ cốc, mạch nha, thực phẩm, hàng công nghiệp…
Ngược lại, thị trường Belarus cũng có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như thủy sản đông lạnh, cà phê, hạt tiêu, lạc và những mặt hàng khác. Những lĩnh vực, ngành hàng nên kinh tế hai bên có thế mạnh lại không cạnh tranh lẫn nhau, cho nên doanh nghiệp hai bên có thể tận dụng các ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu hợp tác đưa sản phẩm vào thị trường của nhau để tiêu thụ rất tốt. Đặc biệt là hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Belarus.
Belarus tiếp giáp với một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) như Ba Lan, Lít Va, Liên bang Nga, các nước SNG (Liên Xô cũ)… và có khu kinh tế tự do mở nằm ở cửa ngõ EU và Nga, kết nối giao thông tốt cả hàng không, đường sắt, đường bộ rất thuận tiện cho giao thương với các khu vực này. Hàng hóa của Việt Nam, nhất là các mặt hàng nông, thủy hải sản… xuất khẩu vào Belarus không chỉ tiêu thụ tốt tại thị trường 10 triệu dân này, quan trọng hơn là qua đó có thể mở rộng sang thị trường Nga, Liên minh kinh tế Á - Âu, EU… để hưởng các ưu đãi thuế và hải quan khác từ FTA mà Belarus ký với các đối tác này, thông qua việc đưa hàng vào khu kinh tế tự do tiếp tục chế biến sâu thành sản phẩm xuất xứ Belarus. Các doanh nghiệp Belarus rất mong muốn được hợp tác với các đối tác phía Việt Nam để kinh doanh trong các lĩnh vực 2 bên có thế mạnh, nhu cầu, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển hơn.
Ông Gusarov Kiryl - Giám đốc Xí nghiệp Glavtorgpred (một đơn vị chuyên nhập khẩu thực phẩm, cây trồng… của Belarus), cho biết: Belarus có nhu cầu lớn các sản phẩm nông sản Việt Nam như cà phê, chè, gạo các loại, hoa… rất mong tìm được đối tác phía Việt Nam đưa những sản phẩm này vào tiêu thụ tại Belarus, hoặc tiếp tục chế biến để mở rộng thị trường sang Nga, EU…
Tại cuộc gặp gỡ nêu trên, đại diện Đoàn doanh nghiệp Belaus còn đề xuất phối hợp với các đối tác Việt Nam thiết lập 1 cầu hàng không chuyên vận chuyển những mặt hàng xuất nhập khẩu hai bên có nhu cầu và cần nhanh như hải sản tươi sống, hàng hóa nông sản tươi, thực phẩm chế biến... Đồng thời cho biết, doanh nghiệp Belarus sẵn sàng đón chào các doanh nghiệp Việt Nam đến Belarus trực tiếp thăm quan, tìm hiểu thị trường, trao đổi các biện pháp để liên kết hợp tác kinh doanh.
Doanh nghiệp Belarus và Việt Nam trao đổi thông tin |
Ông Nguyễn Tuấn Hải - Trưởng Ban Quan hệ quốc tế VCCI cho rằng: Mong muốn, đề xuất của doanh nghiệp Belarus rất thiết thực cho cả hai phía, có tính khả thi trong xu thế hợp tác kinh tế, thương mại hai nước ngày càng phát triển. Ngoài Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu, Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do với EU (EVFTA) có độ mở rất cao. Nếu doanh nghiệp hai bên biết phối hợp, khai thác các thế mạnh của nhau thì sẽ rất tốt, đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ khai thác thị trường Belarus mà còn lan tỏa ra các thị trường xung quanh như Nga, khối SNG cũ, thị trường EU. Các doanh nghiệp Belarus cần quảng bá rộng rãi thông tin lợi thế của mình và nhu cầu hợp tác cho các doanh nghiệp Việt Nam.
“Với vai trò là cơ quan xúc tiến thương mại tầm quốc gia, VCCI luôn sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Belarus quảng bá thông tin thị trường, tiềm năng, thế mạnh, nhu cầu hợp tác tới các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp cả hai bên tăng cường kết nối, hợp tác đầu tư, kinh doanh” - ông Nguyễn Tuấn Hải khẳng định.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Hùng, khó khăn lớn nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - Belarus hiện nay nằm ở khâu logistics, do phía Belarus không có cảng biển, vận chuyển hàng hóa bằng đường không, đường bộ, đường sắt chi phí còn cao.
Để giải quyết bài toán về chi phí vận tải khi doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu với thị trường Belarus, ông Nguyễn Quang Hùng cho rằng, các doanh nghiệp cần tính đến giải pháp vận tải 2 chiều (chiều đi và chiều về đều có hàng) mới có thể tiết kiệm được phí. Ngoài ra, giải pháp này cũng sẽ góp phần tích cực vào việc làm cân bằng thặng dư thương mại lẫn nhau.
相关文章
- Long An sees positive socio-economic results January 04, 2025 - 16:342025-01-24
Trung Quốc xây nhà cho thuê tại cái gọi là “Tam Sa”
Trung Quốc tiếp tục có hành động khiêu khích2025-01-24- Hội nghị thượng đỉnh thường niên lần thO2025-01-24
- Chiến dịch phối hợp giữa cảnh sát Trung Quốc - M2025-01-24
Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
Giá vàng trong nước tiếp đà tăng mạnh. Ảnh tư liệuThị trường trong nướcGiá vàng trong nước tiếp đà t2025-01-24Trưởng phái đoàn giám sát của LHQ rời khỏi Syria
Trước đó, hầu hết các nhân viên UNSMIS đ&2025-01-24
最新评论