当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【soi kèo barca vs girona】Buôn lậu vẫn "nóng" ở các địa bàn trọng điểm

【soi kèo barca vs girona】Buôn lậu vẫn "nóng" ở các địa bàn trọng điểm

2025-01-25 14:41:15 [Thể thao] 来源:Empire777

buon lau van quotnongquot o cac dia ban trong diem

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình,ônlậuvẫnampquotnóngampquotởcácđịabàntrọngđiểsoi kèo barca vs girona Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm 2017 và triển khai nhiệm vụ 2018 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Ảnh: Quang Hùng.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trên tuyến biên giới đường bộ, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới xảy ra chủ yếu tại khu vực biên giới các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Quảng Trị, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang. Đáng lưu ý, ở các tỉnh biên giới Tây Nam bộ, tình trạng vận chuyển thuốc lá lậu bằng xe ô tô khách, xe tải với số lượng từ 10.000 đến 40.000 bao thường xuyên xảy ra. Đối với mặt hàng đường cát, các đối tượng dùng bao bì của các DN trong nước, đưa sang biên giới Campuchia đóng gói, chờ đêm tối vận chuyển qua biên giới vào nội địa. Tuyến đường biển, cảng biển, cảng sông quốc tế có lưu lượng hàng hóa lớn như khu vực cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai... các đối tượng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa về Việt Nam. Các mặt hàng chủ yếu là xăng, dầu, gỗ, khoáng sản, động, thực vật hoang dã; rác thải, phế liệu, thiết bị điện tử, điện lạnh, gia dụng đã qua sử dụng; hàng tiêu dùng, thực phẩm, thực phẩm chức năng, gia súc, gia cầm, đường cát, thuốc lá...

So với tuyến đường biển, trên tuyến cảng hàng không, bưu điện quốc tế, các đối tượng buôn lậu vũ khí; ma túy; vàng; các sản phẩm động vật hoang dã nằm trong danh mục CITES (như: sừng tê giác, ngà voi, vảy tê tê); điện thoại; rượu; mỹ phẩm... Địa bàn trọng điểm vẫn là các sân bay quốc tế lớn như Nội Bài; Tân Sơn Nhất và Bưu điện Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh; điểm chuyển phát nhanh DHL, Fedex.

Hoạt động buôn lậu diễn ra phức tạp trên các tuyến biên giới, vấn nạn cũng kéo theo tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép các loại hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng. Ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vi phạm về niêm yết giá bán hàng, kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ… thường xảy ra ở nhóm mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu thụ cao như: Rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá điếu, sản phẩm công nghệ, quần áo, giầy dép, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Không những thế, việc mua bán, trao đổi bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua các trang mạng xã hội gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi kiểm soát.

Trước tình hình trên, nhiều bộ, ngành, địa phương đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành, đồng loạt triển khai thực hiện Kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại theo tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm. Đơn cử như Kế hoạnh về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu; sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển hàng trái phép qua biên giới tại các cửa khẩu đường mòn, lối mở trên địa bàn Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai…

buon lau van quotnongquot o cac dia ban trong diem

Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Bắc (Hải đội 1, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) phát hiện, thu giữ gần 200kg pháo các loại (ngày 24/1/2018).

Kết quả, năm 2017, các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 225.824 vụ việc vi phạm, tăng 1,15%; thu nộp ngân sách (từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế) trên 23.100 tỷ đồng, tăng 7,17%; khởi tố 1.637 vụ, tăng 4,87%; 2.118 đối tượng, tăng 13,69 % so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, lực lượng Hải quan thông qua hoạt động chống buôn lậu, thanh tra, kiểm tra sau thông quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 18.382 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách trên 2.715 tỷ đồng; khởi tố hình sự 51 vụ/42 đối tượng.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thẳng thắn nhìn nhận, kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã góp phần ổn định ổn định tình hình kinh tế-xã hội nhưng thực tế vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế, nhất là ở các thành phố và đô thị lớn. Ý thức trách nhiệm của công chức thực thi nhiệm vụ ở một số nơi còn bị buông lỏng, thậm chí tiếp tay cho đối tượng gian lận thương mại và hàng giả; cơ chế chính sách còn tạo kẽ hở, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh và xử lý vi phạm. Công tác đấu tranh, xử lý các vụ việc vi phạm liên quan đến đường dây ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn chậm, không truy cứu được đối tượng cầm đầu, thậm chí nhiều vụ không tìm ra thủ phạm như buôn lậu động vật và các sản phẩm động vật quý hiếm…

Để tiếp tục huy động và phát huy tối đa sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành Kế hoạch công tác năm 2018 với định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm. Đó là, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Các bộ, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý để xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, hoặc ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách không còn phù hợp, nhất là các sửa đổi, bổ sung các quy định còn sơ hở thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành để hỗ trợ lực lượng chức năng các cấp nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn trọng điểm nhằm chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tập trung vào các lĩnh vực dễ bị lợi dụng để vi phạm (như xuất xứ, gian lận về mã, số lượng, trọng lượng, chủng loại hàng hóa...). Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tập trung kiểm tra, kiểm soát các địa bàn, mặt hàng trọng điểm...

Kiên quyết không cho phép có “Vùng cấm”

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia năm 2018 (ngày 29/1/2018), Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xác định công tác phòng, chống tội phạm; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên; kiên quyết không cho phép có “vùng cấm” trong công tác này. Đặc biệt là đối với công tác phòng, chống tham nhũng phải kiên quyết, kiên trì, khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng, kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa và chủ động phát hiện tội phạm.

Các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nỗ lực triển khai công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ các văn bản được giao chủ trì soạn thảo; đồng thời, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục sơ hở, bất cập trong quản lý nhà nước, như: Sửa đổi Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trước mắt, tiếp tục tập trung mọi nỗ lực, thực hiện tốt đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 mà các Ban Chỉ đạo đã ban hành, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kịp thời phát hiện, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, khen thưởng gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng, chống tội phạm; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tăng cường vai trò của xã hội trong việc theo dõi, phối hợp, đánh giá tình hình, qua đó xây dụng và củng cố niềm tin của nhân dân trong công tác này.

Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Hải quan, Thuế tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh nhưng phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, không để các đối tượng lợi dụng kẽ hở để buôn lậu, trốn thuế; xử lý nghiêm các hành vi gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế từ ngân sách nhà nước; có biện pháp thu đủ, kịp thời về ngân sách số tiền bị thất thu, thất thoát.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读