【bongdaso trực tiếp】Ngành Tài chính không ngừng đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 21:31:43 评论数:
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị sô 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,ànhTàichínhkhôngngừngđẩymạnhhọctậpvàlàmtheotấmgươngđạođứcHồChíbongdaso trực tiếp ngành Tài chính Việt Nam đã tạo nên những đợt sinh hoạt chính trị bổ ích và ý nghĩa, có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đóng góp tích cực và hiệu quả vào thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1-Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đối với công tác tài chính. Trong Thư gửi Hội nghị cán bộ tài chính ngày 20-2-1952, Người viết: “Chúng ta cần phải ra sức học tập quản lý tài sản quốc gia mà ngành mình phụ trách. Đồng thời phải trau dồi đạo đức cách mệnh: Chí công vô tư, cần kiệm liêm chính. Một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân... tẩy trừ những thói tham ô lãng phí và bệnh quan liêu, để cùng nhau tiến bộ”.
Điểm nổi bật trong quan điểm Hồ Chí Minh đối với công tác tài chính là quản lý tài chính phải lấy mục tiêu thúc đẩy sản xuất làm cơ sở, quản lý phải bám sát thực tế, đồng thời không ngừng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đó là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng và cũng là của mỗi cán bộ làm công tác tài chính. Người từng căn dặn cán bộ, công chức làm công tác tài chính: “Muốn tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm thì phải quản lý tốt. Quản lý tài chính được coi là tốt khi và chỉ khi công tác quản lý tài chính có tác động tích cực đến quá trình sản xuất kinh doanh, làm ra được nhiều của cải cho xã hội với năng suất, chất lượng cao, tiết kiệm được nguồn nhân lực cho xã hội, tạo cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững”.
2-Thực hiện tư tưởng và những lời dạy của Bác, những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng và tập thể lãnh đạo Bộ, toàn ngành tài chính đã tích cực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, phát triển thị trường tài chính (thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm...), hoạt động dịch vụ tài chính, hải quan, kế toán, kiểm toán, quản lý giá cả trong phạm vi cả nước, thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Toàn thể hệ thống chính trị trong ngành đến mỗi cán bộ, công chức, viên chức, mỗi cơ quan, đơn vị luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, phát huy trí tuệ tập thể, vượt qua khó khăn, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên cũng như tính sáng tạo của từng cá nhân và tập thể trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trên mọi lĩnh vực của ngành tài chính.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính như lòi căn dặn của Bác, trong giai đoạn 2011 - 2015, trước những khó khăn, thách thức của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, Bộ Tài chính đã tham mưu vối Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng chủ động, tích cực, với mục tiêu ưu tiên là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; đồng thời từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước.
Công tác điều hành tài chính - ngân sách nhà nước trong 5 năm qua đã bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả đạt được tương đối toàn diện trên các mặt công tác, trong đó: công tác xây dựng thể chế được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, từng bước bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về tài chính - ngân sách nhà nước theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng; bảo đảm tính đồng bộ, bao quát cao, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy cải cách hành chính. Công tác điều hành thu, chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ động, linh hoạt, với quyết tâm cao.
Nhờ vậy, trong bối cảnh phải thực hiện các biện pháp miễn, giảm, gia hạn các khoản thu cho doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, nhưng tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước so với GDP vẫn đạt 23,5%; số thu ngân sách nhà nước hằng năm đều đạt và vượt dự toán, tạo điều kiện đáp ứng cao nhất các yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội, thực hiện cải cách tiền lương. Quy mô thu, chi ngân sách nhà nước có bước phát triển mạnh mẽ (tăng khoảng 2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, hơn 5 lần so với giai đoạn 2001 - 2005). Thu ngân sách nhà nước được cơ cấu lại theo hướng vững chắc hơn, với tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước ngày càng cao (chiếm 68% tổng thu ngân sách nhà nước, riêng năm 2015 chiếm trên 74%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra). Chi ngân sách nhà nước từng bước được cơ cấu lại, ưu tiên chi cho con người và bảo đảm an sinh xã hội; đồng thời dành nguồn lực thỏa đáng cho đầu tư phát triển, vốn đầu tư của khu vực nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 bình quân chiếm khoảng 41% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (giai đoạn 2006 - 2010, tỷ lệ này là 39%); nếu tính riêng từ nguồn ngân sách nhà nưóc (gồm cả nguồn trái phiếu chính phủ, xổ số kiến thiết) giai đoạn 2011 - 2015 chiếm khoảng 27% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (giai đoạn 2006 - 2010 là 24,3%). Nhờ có nguồn lực đầu tư lớn của ngân sách nhà nước, kinh tế trong giai đoạn này tiếp tục phục hồi. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng, đặc biệt là về giao thông, điện, cảng biển, cảng hàng không, y tế, giáo dục, hạ tầng nông thôn,... đã được hoàn thành.
Công tác cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường tài chính, dịch vụ tài chính, hội nhập tài chính quốc tế đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến hết năm 2015, đã cổ phần hóa được 478 doanh nghiệp (đạt 93% kế hoạch) và sắp xếp theo hình thức khác 80 doanh nghiệp; mức vốn hóa thị trường chứng khoán đạt khoảng 34,5% GDP; mức vốn hóa thị trường trái phiếu đạt khoảng 22% GDP; tổng doanh thu của thị trường bảo hiểm tương đương 2% GDP.
Đặc biệt, thực hiện lời dạy của Bác Hồ về sửa đổi lối làm việc, vận dụng tư tưởng và đạo đức cách mạng của Người: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, ngành tài chính tập trung triển khai quyết liệt và hiệu quả công cuộc cải cách hành chính, đi đầu là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan theo Nghị quyết số 19/NQ-CP, ngày 12- 3-2015 của Chính phủ vê những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong 2 năm 2014 và 2015, toàn ngành đã đạt được những kết quả lớn, tạo bước đột phá trong cải cách hành chính và thủ tục hành chính.
Đối với lĩnh vực thuế, đã sửa đổi, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn được 420 giờ nộp thuế, từ mức 537 giờ/năm xuống còn 117 giờ/năm; kê khai nộp thuế điện tử đạt 98,95%, đặng ký nộp thuế điện tử đạt 95,3%. Đối với lĩnh vực hải quan, đã tự động hóa 100% quy trình; đưa vào triển khai hệ thống kiểm tra tự động VNACCS/ VCIS giúp giảm thời gian thông quan; triển khai cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN, tập trung đầu mối kiểm tra chuyên ngành tại những điểm quan trọng... Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và quy trình nghiệp vụ thuế, hải quan, kho bạc nhà nước được tiến hành đồng bộ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại nhằm giảm chi phí và thời gian thực hiện cho doanh nghiệp, bảo đảm môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh.
Thực hiện lời dạy “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với thực hiện tốt phê bình và tự phê bình theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, những năm qua, ngành tài chính triển khai hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng. Từ đó, nhận thức về vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu trong phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức trong ngành đã có chuyển biến rõ rệt, ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng không ngừng được nâng lên, tham nhũng, lãng phí cơ bản được kiềm chế.
Công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý vốn và tài sản nhà nước,... được quan tâm, đẩy mạnh. Việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản thu nhập; công tác quản lý cán bộ được thực hiện minh bạch, công khai từ việc thi tuyển, xét tuyển, quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng đến việc khen thưởng, kỷ luật,... góp phần giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của ngành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan tài chính các cấp. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật, kỷ cương, kỷ luật khi thi hành công vụ. Song song với hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng, việc thực hành tiết kiệm, chông lãng phí được đẩy mạnh không chỉ trong quản lý nội ngành mà trong phối hợp điều hành tài chính - ngân sách nhà nước với các bộ, ngành, địa phương. Kết quả, trong giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Tài chính đã thực hiện tiết kiệm và phối hợp thực hành tiết kiệm một số lĩnh vực lên tối hơn 22.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước - một kết quả hết sức ấn tượng, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế.
3-Phát huy những thành quả đạt được, tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII gắn với thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một sô'vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, toàn ngành tài chính bước vào giai đoạn 2016 - 2021 với quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, cụ thể là:
Thứ nhất,tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tài chính, nhất là về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, quản lý ngân quỹ, tăng cường quản lý giám sát nợ công, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế...; thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, chủ động, tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, bảo đảm duy trì, củng cố và ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy và tăng cường tính minh bạch các thông tin tài chính ngân sách, thực hiện có kết quả các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn tài chính quốc gia.
Thú hai,thông qua các giải pháp phù hợp, phấn đấu điều hành thu, chi ngân sách nhà nước bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó bảo đảm tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước so GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 20% - 21%; bội chi ngân sách nhà nước giảm dần, bình quân 5 năm khoảng 4% GDP; thực hiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển; bô" trí đầy đủ chi trả nợ; bố trí chi thường xuyên triệt để tiết kiệm.
Thứ ba,tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các mặt công tác khác, như: tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường tài chính, quản lý tài sản công, tài nguyên, khoáng sản, quản lý giá cả thị trường, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế... Phấn đấu đến năm 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN 4 (Xin-ga-po, Ma-lai- xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin).
Thứ tư,tăng cường công tác quản lý tài chính nội ngành, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của ngành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan tài chính các cấp. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật, kỷ cương khi thi hành công vụ; tăng cường công tác xây dựng các tổ chức đảng, đoàn thể, đẩy mạnh công tác thi đua trong các cơ quan, đơn vị, kịp thời khen thưởng, biểu dương những tập thể, cá nhân lập nhiều thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, vai trò nòng cốt, gương mẫu của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trau dồi đạo đức cách mạng, lối sống “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức, nhân rộng những điển hình tiên tiến học và làm theo Bác trong toàn ngành, góp phần xứng đáng cùng toàn Đảng, toàn dân phấn đấu mang lại “hạnh phúc, ấm no cho nhân dân, xây dựng non sông ngày một đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, như mong ước của Bác Hồ./.
Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính
(Theo Tạp chí Cộng sản)