【udinese đấu với monza】“Bệ đỡ” cho xuất khẩu tăng chậm lại
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 1 ước đạt 13,8 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như gạo tăng 62,2%; thủy sản tăng 10,3%; giày dép tăng 7,5%; dệt may tăng 5,8%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 3,4%; điện thoại và linh kiện tăng 2,4%.
Thị trường Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ước đạt 3,1 triệu USD, tăng 17,3%, tiếp đến là Liên minh châu Âu (EU) đạt 2,7 tỷ USD, tăng 1,8%; Trung Quốc đạt 1,7 tỷ USD, tăng 24,3%...
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong bức tranh xuất khẩu được bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) nêu ra tại hội nghị giao ban tháng 1 là kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến chỉ tăng trưởng khoảng 2,8% và là mức tăng trưởng khá thấp của lĩnh vực này. Nguyên nhân là do xuất khẩu của nhóm điện thoại, linh kiện và máy tính, linh kiện điện tử có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
Trên thực tế, công nghiệp chế biến đóng góp gần 80% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta với các mặt hàng như điện thoại, linh kiện và máy tính, dệt may, da giày, máy móc thiết bị phụ tùng...
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhìn nhận, việc sụt giảm xuất khẩu một phần là do giá của nhóm mặt hàng quặng và khoáng sản giảm mạnh, với mức giảm lên tới 69,8%.
Bên cạnh đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện năm nay chỉ tăng khoảng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái đã tác động đến bức tranh xuất khẩu chung của ngành.
Để hoàn thành kế hoạch năm 2016 (xuất khẩu tăng 10% và nhập siêu dưới 5% kim ngạch xuất khẩu), Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương phải xây dựng các giải pháp, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo đó, mục tiêu đầu tiên là hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý theo hướng thực hiện tốt các cam kết quốc tế về hội nhập cũng như đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp có thể tiết giảm chi phí phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng xuất khẩu.
""Điều đáng ngại là mức tăng trưởng thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo, do vậy cần có phương hướng điều hành chung nhằm hoàn thành kế hoạch năm," vị Thứ trưởng lưu ý.
Trong khi xuất khẩu tăng 2,2% thì nhập khẩu tháng 1 ước đạt 12,16 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, ước mức nhập siêu của cả nước đạt 200 triệu USD, tương đương 1,4% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Trong đó, khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,8 tỷ USD, ngược lại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,6 tỷ USD. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Vinachem sẽ được nâng vốn điều lệ lên 16000 tỷ đồng
- ·4.000 khán giả vỡ òa khi bốn cô gái sexy của Bond mặc áo dài chơi nhạc sôi động
- ·Boosting cooperation for tourism promotion
- ·Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- ·Hà Nội đẹp như mơ trong Phim cảnh sát hình sự Mật lệnh hoa sữa
- ·Hải Phòng phân luồng giao thông tạm thời để sửa chữa cầu Bính
- ·Việt Nam kêu gọi đối thoại, bảo vệ người dân tại phiên họp đặc biệt về Ukraine
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Hà Nội: Nhiều công trình dự án đầu tư công trọng điểm đạt tiến độ
- ·Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- ·Awarding the title Honorary Citizen of Thua Thien Hue Province to two foreign women
- ·9,18 triệu USD đầu tư cải thiện lưới điện cho Quảng Nam và Gia Lai
- ·Two Vietnam's beaches among top 10 most popular beach destinations in the world on TikTok
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·Nhiều lao động nghèo ở Bình Dương quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc
- ·Lộ diện 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất trong năm 2020
- ·Yếu tố nào tăng áp lực cho mặt bằng giá cuối năm?
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Vũ Thu Phương tái xuất sàn diễn thời trang