【đội hình fiorentina gặp sassuolo】Bài 2: Để đồng vốn nhà nước “đẻ” ra tiền

时间:2025-01-10 20:21:48来源:Empire777 作者:Thể thao

bai 2 de dong von nha nuoc de ra tien

Hoạt động sản xuất tại một doanh nghiệp. Ảnh: ST.

"Bức tranh" sáng – tối

Theđẻđội hình fiorentina gặp sassuoloo báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, trong năm 2016, tổng doanh thu của các DN cổ phần đạt 423.250 tỷ đồng, tương đương với tổng doanh thu năm 2015 (nếu xét trong cùng số lượng DN hiện có năm 2015). Năm 2016, các DN cổ phần có tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là 31.723 tỷ đồng, tăng 54% so với số thực hiện năm 2015 nếu xét trong cùng số lượng DN hiện có năm 2015. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân đạt 25%...

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11/2017, nhiều DNNN sau CPH hoạt động hiệu quả, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên. Điển hình là Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty CP Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed)… Đây là những DN lớn dẫn đầu thị trường về mức vốn hóa cũng như về tính minh bạch và quản trị công ty. Việc cổ phần hoá gắn với niêm yết cũng đã giúp tăng cường với sự kiểm tra giám sát của xã hội đối với hoạt động của DN.

Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV cho thấy, các DNNN và DN có vốn góp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích… Đối với lĩnh vực dầu khí, theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch năm 2016, trong đó có một số chỉ tiêu hoàn thành vượt mức.

Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cà phê Việt Nam tuy còn gặp nhiều khó khăn, doanh thu tuy đạt tỷ lệ thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận và nộp ngân sách năm 2016 của TCT vượt kế hoạch đặt ra và tăng hơn so với 2015…

Tuy nhiên, bên cạnh những DN làm ăn hiệu quả, có không ít DN sau CPH gặp khó khăn, thua lỗ. Đơn cử như trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa nông sản có Tổng công ty (TCT) Lương thực Miền Bắc và TCT Lương thực miền Nam.

Báo cáo tài chính năm 2016 của TCT Lương thực Miền Bắc cho thấy, doanh thu toàn TCT tăng trưởng so với năm 2015, nhưng chỉ tiêu về lợi nhuận và nộp ngân sách của TCT lại sụt giảm: chỉ đạt 65% và 80% so với năm 2015. Riêng đối với Công ty mẹ, chỉ tiêu lợi nhuận năm 2016 tăng 122% so với năm 2015.

Đối với TCT Lương thực miền Nam, các chỉ tiêu về doanh thu, nộp ngân sách đều sụt giảm so với năm 2015; riêng chỉ tiêu về lợi nhuận năm 2016 của Công ty mẹ đạt 161 tỷ đồng trong điều kiện TCT đang trong quá trình CPH và chưa thực hiện trích lập các khoản dự phòng theo quy định. Tại thời điểm 31/12/2016, Công ty mẹ còn lỗ lũy kế là hơn 798 tỷ đồng...

Cũng “nằm” trong danh sách những DN CPH hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu còn có Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh VN âm vốn chủ sở hữu 1.942 tỷ đồng, Công ty CP Xi măng Tuyên Quang âm vốn chủ sở hữu 226 tỷ đồng, Công ty CP Lương thực và dịch vụ Quảng Nam âm vốn chủ sở hữu 77,6 tỷ đồng, TCT CP Sông Hồng âm vốn chủ sở hữu theo báo cáo hợp nhất 79,58 tỷ đồng, Công ty CP Giống và Thức ăn chăn nuôi Cao Bằng âm vốn chủ sở hữu 16,2 tỷ đồng, Công ty CP Điện tử Điện lạnh và Dịch vụ Tổng hợp âm vốn chủ sở hữu 6,9 tỷ đồng...

Trong báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội nêu rõ, nguyên nhân khiến “gam màu tối” bao phủ những DN làm ăn kém hiệu quả này một mặt do việc xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh chưa được chú trọng, do đó việc đầu tư phát triển của DN gắn với phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm còn thiếu tính dự báo, thiếu sự liên kết để đáp ứng yêu cầu phát triển chung.

Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của nhiều DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư; nợ nần, thua lỗ, thất thoát lớn vẫn còn xảy ra; Cơ chế quản trị DNNN chậm đổi mới, kém hiệu quả, chưa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; tính công khai, minh bạch còn hạn chế. Trách nhiệm của người quản lý DNNN chưa rõ ràng...

Mặt khác, việc tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNNN thực hiện chậm. Cơ chế quản lý, giám sát và việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan và người đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa thật rõ ràng và phù hợp.

Báo cáo Chính phủ cũng cho biết, nhiều DNNN chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, giám sát DN với cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính theo quy định, do đó việc tổng hợp báo cáo Chính phủ, Quốc hội về tình hình hoạt động của DN trong phạm vi cả nước của Bộ Tài chính còn nhiều khó khăn. Và quan trọng hơn cả, cơ chế xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm cũng như việc xử lý các hành vi vi phạm về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với DNNN chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nên hiệu quả triển khai quy định về công khai, minh bạch chưa cao...

Dùng đúng mục đích nguồn vốn

Bàn về việc nguồn vốn nhà nước được sử dụng thế nào cho hiệu quả sau CPH, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: “Có một thực tế là, nguồn tiền sau khi CPH được các DN dùng thế nào, hiệu quả ra sao thì ít người được biết. Ví dụ rõ nhất của thực tế này là những dự án thua lỗ tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thời gian qua. Đó là sự “bay biến” 800 tỷ đồng góp vốn vào OceanBank, hay những dự án nghìn tỷ “đắp chiếu” của tập đoàn này… Chỉ đến khi sự việc vỡ lở, mọi người mới biết nguồn vốn của PVN đã “bay hơi” hết.

Rõ ràng, tiền CPH của nhà nước thu được hiệu quả đến đâu lại phụ thuộc vào mục tiêu sử dụng, dự toán dự án đã dự trù và cơ chế quản lý nó. Như vậy đòi hỏi DN phải có dự trù chi tốt, nếu tiện đâu chi đấy, chi không có mục tiêu, không có kế hoạch dài hạn sẽ lãng phí rất nhanh. Vì mình bán xong thì hết, chỉ một thời gian ngắn là hết DNNN…”.

Phân tích về việc làm thế nào để quản lý, sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại DN hiệu quả, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng, trước mắt Chính phủ cần ban hành sớm Nghị định chuyển DNNN sang Công ty cổ phần; ban hành Nghị định phê duyệt điều lệ hoạt động của các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)…

Còn theo TS. Nguyễn Minh Phong: “Tiền nhà nước không “đẻ” ra tiền mà chủ yếu chi vào mục tiêu công ích. Làm thế nào để không thất thoát, đầu tư cho tốt và tạo ra sự đối trọng, sự cân bằng vĩ mô, đó chính là lợi ích. Đây không phải tiền trực tiếp “đẻ” ra tiền, mà “đẻ” ra môi trường đầu tư, “đẻ” ra điều kiện để đầu tư liên kết, “đẻ” ra những nền tảng để phát triển… Đây chính là cách thức để quản lý, sử dụng nguồn tiền tốt”.

Đề cập đến vấn đề này, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích: “Khi các DN CPH, nguồn vốn ấy cần phải tiếp tục phát triển để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Để tránh thất thoát, cần phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phải làm theo luật, đừng để xảy ra chuyện rồi mới đi thanh tra…”.

Cũng theo TS. Lưu Bích Hồ: “Hiện chúng ta đang rất khó khăn về kết cấu hạ tầng (đường sá, hạ tầng đô thị, môi trường…). Chúng ta không thể đòi hỏi đầu tư cho kết cấu hạ tầng như đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Do vậy, để quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn, cần phải có danh mục các dự án, những việc cần đầu tư. Việc sử dụng nguồn vốn phải đúng yêu cầu, mục đích. Vốn đó ai giữ không quan trọng, nếu chuyển vào Quỹ Hỗ trợ phát triển DN cũng được. Tuy nhiên, mục đích quan trọng nhất là phải giữ và phát triển nó lên, nhà nước có thêm nguồn lực để tiếp tục đầu tư, phát triển”.

Để quản lý tốt nguồn tiền sau CPH, TS. Lưu Bích Hồ cho rằng cần sớm thành lập ủy ban chuyên quản và giao cho ủy ban đó quản lý, quy về một đầu mối. Ông cũng đồng tình với việc nguồn tiền sau CPH đưa về Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp sẽ giúp đồng vốn thu về được sử dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, quỹ này cũng cần phải kiểm tra, giám sát rõ ràng, phải công khai minh bạch chứ không thể cứ giao tiền là xong.

Bàn về cách quản lý tốt nguồn vốn sau CPH, TS. Nguyễn Minh Phong đưa ra 4 giải pháp: “Thứ nhất, phải có kế hoạch, mục tiêu, quy chế, quy trình sử dụng nguồn vốn chặt chẽ theo Luật Đầu tư công. Thứ hai, phải có phương án bán sao cho “được giá” nhất, không phải “bán tống bán tháo” kiểu Hãng Phim truyện Việt Nam vừa qua. Đây là giải pháp rất quan trọng để CPH có lượng vốn đủ lớn, chứ không phải CPH bán giá bèo bọt. Thứ ba, các dự án, quá trình chi tiêu phải được quản lý chặt chẽ và được tường minh, phải có kiểm tra, kiểm toán. Thứ tư, yêu cầu quan trọng nhất là bắt lỗi trách nhiệm cá nhân. Từ người đưa ra CPH, người giám sát, cho tới người bắt đầu sử dụng sau CPH, kể cả lĩnh vực kiểm toán cũng phải bắt lỗi nếu làm không tốt...” – TS. Nguyễn Minh Phong phân tích.

TS. Nguyễn Minh Phong cho biết thêm, cần phải tách biệt giữa phần vốn hoạt động cho lợi ích công cộng và phần vốn cho lợi nhuận doanh nghiệp. Sự phân tách này để tránh mập mờ, tránh những khoảng “tranh tối tranh sáng” trong quản lý. Đặc biệt, trách nhiệm quản lý của tư nhân phải rõ ràng...

相关内容
推荐内容