Việc nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân và người phụ thuộc sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế. Theđổimứcgiảmtrừgiacảnhphùhợpvớibiếnđộnggiábxh nhật bảno mức giảm từ gia cảnh mới, mức độ giảm số thuế phải nộp của nhóm người nộp thuế ở bậc thuế thấp sẽ cao hơn so với những người nộp thuế ở bậc thuế cao. Đây là trao đổi của PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính) với phóng viên TBTCVN.
PV: Bộ Tài chính vừa xin ý kiến rộng rãi về dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN. Trong đó, mức giảm trừ gia cảnh nâng từ 9 triệu lên mức 11 triệu đồng/tháng với người nộp thuế, còn người phụ thuộc từ 3,6 triệu lên mức 4,4 triệu đồng/người/tháng. Theo ông, mức tăng trên có đánh giá đúng thực chất tác động tăng giá thời gian qua?
PGS.TS Lê Xuân Trường: Mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh tăng như trên hoàn toàn phù hợp với tác động tăng giá thời gian qua. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ thời điểm Luật số 26/2012/QH13 có hiệu lực thi hành (1/7/2013) đến hết tháng 12/2019 tăng 23,2%. Như vậy, mức điều chỉnh tăng thêm cho bản thân người nộp thuế 2 triệu đồng và cho mỗi người phụ thuộc thêm 800.000 đồng là phù hợp với mức độ tăng chỉ số giá tiêu dùng. Tức là, 9 triệu đồng x 23,2% = 2,088 triệu đồng (làm tròn là 2 triệu đồng); 3,6 triệu đồng x 23,2% = 835.200 đồng (làm tròn là 800.000 đồng).
Điều cần lưu ý là, ngay từ lần điều chỉnh trước, việc xác định mức tăng giảm trừ gia cảnh đã được xác định trên cơ sở dự trù biến động tăng giá trong tương lai để mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao ở thời điểm điều chỉnh và phù hợp ở một số năm sau đó. Do vậy, mức giảm trừ hiện hành đang phù hợp với giá cả, thu nhập và chi tiêu của người nộp thuế trong điều kiện hiện nay. Theo đó, mức giảm trừ 9 triệu đồng/tháng tương đương với 1,6 lần GDP bình quân đầu người năm 2019. | PGS.TS Lê Xuân Trường |
Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế thường bằng khoảng từ 0,6 đến 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Mức giảm trừ gia cảnh theo đề xuất mới bằng khoảng 2,1 lần GDP bình quân đầu người năm 2019, tức là cao hơn mức trung bình xã hội, đảm bảo dự trù mức độ tăng giá trong một số năm tới. Như vậy, mặc dù căn cứ điều chỉnh là chỉ số giá tiêu dùng thời gian đã qua, nhưng thực chất là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế của thời gian tới đây.
PV: Việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN vào thời điểm này có phù hợp với quy định hiện hành, thưa ông?
PGS.TS Lê Xuân Trường: Theo tôi, hoàn toàn phù hợp. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13 thì: “Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo”.
Cuối năm 2019 khi chỉ số giá tiêu dùng tăng xấp xỉ 20% so với thời điểm 1/7/2013, Bộ Tài chính đã xúc tiến nghiên cứu dự thảo đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh. Sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị, đề xuất này được đưa ra vào đầu năm 2020 khi điều kiện về chỉ số giá tiêu dùng theo quy định của Luật thuế TNCN đã được đáp ứng: tăng 23,2%.
PV: Nếu đề xuất mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN như trên được sự đồng thuận và đưa vào thực thi trong năm 2020. Vậy chính sách này sẽ tác động thế nào đến đại đa số người nộp thuế trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, thưa ông?
PGS.TS Lê Xuân Trường: Việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh sẽ giảm bớt nghĩa vụ cho người nộp thuế. Số thuế phải nộp sẽ được giảm cho các tất cả các nhóm đối tượng nộp thuế, trong đó mức độ giảm số thuế phải nộp của nhóm người nộp thuế ở bậc thuế thấp sẽ cao hơn so với những người nộp thuế ở bậc thuế cao.
Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng dẫn tới thu nhập của một bộ phận người lao động bị giảm đi, đặc biệt là người lao động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, vận tải và một số lĩnh vực sản xuất phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Mặc dù, đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh là để đảm bảo sự phù hợp của giảm trừ gia cảnh với điều kiện tương lai của nền kinh tế, song việc dự kiến áp dụng ngay cho kỳ tính thuế 2020 giúp người nộp thuế có thêm thu nhập để trang trải chi tiêu và tích lũy trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế. Số thu ngân sách nhà nước dự kiến giảm do đề xuất tăng giảm trừ gia cảnh khoảng 10.300 tỷ đồng chính là số thu nhập tăng thêm cho cộng đồng người nộp thuế TNCN hiện nay.
PV: Xin cảm ơn ông!Đức Việt (thực hiện) |