| Bộ Tài chính "thúc" PVN thoái vốn khỏi lĩnh vực nhạy cảm | | Dự kiến rà soát lại toàn bộ việc sắp xếp nhà, đất công của DNNN | | Dồn sức thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn cuối giai đoạn |
| Quang cảnh buổi họp báo. |
Không quyết liệt Thông tin tại đây, ông Tiến cho biết, theo kế hoạch, năm 2018 phải cổ phần hóa 64 doanh nghiệp nhưng thực tế mới có 23 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.Trong khi ấy, kế hoạch cổ phần hóa năm 2019 là 18 doanh nghiệp. Cùng với hơn 40 doanh nghiệp chưa làm xong của năm 2018, nếu không có biện pháp quyết liệt thì không hoàn thành được. Đáng lo ngại hơn, tính từ đầu năm tới hiện tại, vẫn chưa có doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa. Nguyên nhân được Bộ Tài chính đưa ra có nhiều vấn đề khách quan tồn tại bấy lâu nay là do doanh nghiệp phải cổ phần hóa có quy mô lớn, quản lý nhiều tài sản Nhà nước. Hay có doanh nghiệp đang vướng mắc vì có vụ việc phải xử lý. "Ví dụ như Mobifone phải xong vụ AVG thì mới cổ phần hóa được. Không thể cổ phần hóa khi vụ việc chưa được xử lý rốt ráo," ông Tiến giải thích. Song, có một nguyên nhân mới được ông Tiến chia sẻ đó là việc hoàn thành phương án sử dụng đất đai còn quá chậm. Ông Tiến lấy ví dụ trường hợp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK), mặc dù đã hơn một năm thực hiện nhưng hiện phương án sử dụng đất vẫn chưa hoàn thành. Bên cạnh đó, theo quy định, vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do Ủy ban nhân dân địa phương thực hiện, tuy nhiên, quá trình này thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định dẫn đến các doanh nghiệp phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa. "Nếu địa phương không quyết liệt, đủng đỉnh thì quá trình cổ phần hóa chậm là đúng" - ông Tiến nhận định. Vướng thời gian xử lý đất đai Trả lời câu hỏi của một số phóng viên xung quanh vấn đề thoái vốn, đại diện Bộ Tài chính cho hay: Theo quyết định 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2018 phải thoái vốn tại 181 doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế, năm 2018, việc thoái vốn mới thực hiện tại 54 doanh nghiệp theo quyết định trên. Trong những tháng đầu năm 2019, chưa có doanh nghiệp trong danh sách thực hiện thoái vốn. Ông Đặng Quyết Tiến cho rằng doanh nghiệp cũng có phần lúng túng trong quá trình thoái vốn nhất là với các đơn vị có dự án thua lỗ. Đơn cử trường hợp Nhà máy Bột giấy Phương Nam (Tổng công ty Giấy Việt Nam) đã đấu giá 3-4 lần nhưng không có nhà đầu tư mua. Hay là Tổng công ty Thép muốn thoái vốn tại Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên nhưng phải xử lý vấn đề tranh chấp pháp lý, làm rõ sai phạm thì mới bán được. Tuy nhiên, đây là những vấn đề không thể giải quyết một sớm một chiều. "Có doanh nghiệp nhà đầu tư không mặn mà, không mua, có doanh nghiệp có dư địa bán thì lại vướng" - ông Tiến nói. Một phần vướng khác trong thoái vốn cũng liên quan đến đất đai là nhiều đơn vị hiện vẫn chưa có đủ hồ sơ, chưa xác lập quyền sử dụng đất của doanh nghiệp nên chưa thể thực hiện thoái vốn. Chia sẻ về giải pháp, lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp cho rằng, các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ông Tiến nhấn mạnh: thủ trưởng, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đôn đốc, triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ. |