【kết quả uzbekistan hôm nay】Các Bộ, ngành bàn giải pháp giải quyết ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí đang ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Ảnh internet. |
Phát biểu tại cuộc họp Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, qua số liệu báo cáo của các Bộ, ngành địa phương, có thể thấy 5 năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí đã ngày càng gia tăng tại TP Hà Nội và TP HCM.
Từ năm 2013-2019, các thành phần được quan trắc (trừ bụi mịn) đều có thông số về không khí có xu hướng giữ nguyên, riêng bụi PM10 (bụi cỡ lớn) có xu hướng giảm. Từ năm 2017-2019 chỉ số bụi mịn có xu hướng tăng theo mùa và theo thời gian từ 2h sáng – 9h sáng.
Tại cuộc họp các Bộ ngành đã phân tích và nhận diện được các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Cụ thể: Thứ nhất, Hà Nội và TP HCM có sự do sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông. Hiện nay số phương tiên giao thông đang đang lưu hành ở Hà Nội là 7,65 triệu xe.
Thứ hai, Hà Nội và TPHCM đang trở thành một “đại công trường”, mật độ xây dựng lớn, chất thải, khí thải từ các công trình phát tán ra môi trường lớn.
Thứ ba, tại TP HCM và TP Hà Nội số lượng lớn các nhà máy ven đô tăng nhanh. Riêng tại Hà Nội, còn có thêm nguyên nhân là do tình trạng đốt rơm rạ từ ngoại thành và các tỉnh lân cận và đốt chất thải nguy hại, phát tán ra môi trường.
Theo đó, giải pháp trước mắt là các cơ quan chức năng cần tập trung nguồn lực, bằng mọi phương án, huy động mọi lực lượng để duy trì các trạm quan trắc tự động, cung cấp hàng ngày số liệu chính xác về chất lượng không khí cho người dân. Nếu chất lượng không khí ở ngưỡng nguy hại cần ngay lập tức có khuyến cáo để người dân thực hiện các biện pháp giữ gìn sức khỏe theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, TP Hà Nội cần có ngay kế hoạch tiến hành phun nước định kỳ hàng ngày, xem xét điều tiết các luồng giao thông ở những khu vực vượt ngưỡng ô nhiễm không khí. Ví dụ, trong những ngày ô nhiễm không khí dùng các biện pháp điều tiết các phương tiện giao thông hạn chế lưu thông, thực hiện phun nước đển tránh bụi phát tán trong không khí… Mặt khác, khuyến cáo người dân chuyển sử dụng bếp than tổ ong sang các loại chất đốt khác bởi đây cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn. Hiện, Hà Nội thống kê có 60.000 hộ dân dùng bếp than tổ ong.
Cùng với đó, Bộ TN&MT cũng sẽ có chỉ đạo các UBND tỉnh, thành phố, đặc biệt Hà Nội có hoạt động nông nghiệp, tuyên truyền, hỗ trợ người dân không đốt rơm rạ; tuyệt đối không đốt chất thải nguy hại.
Về các biện pháp lâu dài, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, các Bộ, ngành sẽ phối hợp để hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy nhanh hơn lộ trình xử lý ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở Hà Nội và TP HCM theo Quyết định 985a/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý chất lượng không khí. Ví dụ, đối với phương tiện giao thông ở 2 thành phố lớn cần có quy chuẩn cao hơn ở các địa phương.
Đồng thời, nghiên cứu chính sách để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, tuyên truyền để người dân chuyển sang dùng các phương tiện chạy bằng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho biết, Hà Nội đã cam kết sẽ chuyển đổi các hình thức xử lý rác thân thiện với môi trường; vận động và hỗ trợ người dân chuyển đổi hình thức dùng bếp than tổ ong sang các loại chất đốt khác, dự kiến đến năm 2021 sẽ chuyển đổi xong.
Trong thời gian quan, chất lượng không khí tại Hà Nội thường xuyên ở ngưỡng xấu (chỉ số chất lượng không khí AQI từ 150-200), có thời điểm lên ngưỡng rất xấu – rất có hại cho sức khỏe mọi người. Đặc biệt, cục bộ thời điểm có những điểm đo chất lượng không khí lên ngưỡng nguy hại (nguy hiểm với sức khỏe mọi người) với khuyến cáo tất cả mọi người nên ở trong nhà. Do đó Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). Người dân nên vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường; tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, người dân nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. Bên cạnh đó, người dân cần thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống; hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga; trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.. |
(责任编辑:La liga)
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Có những loại hình ngân hàng nào?
- ·10 tháng đầu năm, Thái Bình 'hút' trên 27 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư
- ·Giá xăng dầu hôm nay 10/11: Thế giới tiếp tục giảm nhẹ
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Giá xăng dầu hôm nay 8/11: Tiếp tục đi lên
- ·Tăng hàng triệu chỗ ngồi, giá vé máy bay Tết Nguyên đán 2025 vẫn cao ngất ngưởng
- ·Người đàn ông ở TP.HCM trúng gần 149 tỷ đồng sau 8 năm mua vé số
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·Chuyên gia: Giá vàng biến động mạnh, đầu tư tiềm ẩn rủi ro
- ·Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- ·Bamboo Capital và hành trình 13 năm phát triển, kiến tạo giá trị cho cộng đồng
- ·Credit Card là gì?
- ·'Hoa hồng' livestream vài tỷ đồng, Phạm Thoại nói ‘không quan tâm đến tiền’
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Giá xăng dầu hôm nay 9/11: Quay đầu giảm
- ·ĐBQH: NHNN không mua vàng miếng, khiến dân phải bán ở 'chợ đen'
- ·'Bỏ túi' trọn bộ kinh nghiệm khi du lịch rừng
- ·Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- ·Thanh tra chỉ ra loạt tồn tại, hạn chế tại dự án 'treo' hàng trăm sổ đỏ