您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2

【lịch đá banh tối nay】3 công cụ phòng vệ thương mại đang được các nước sử dụng phổ biến

Empire7772025-01-11 19:40:34【Cúp C2】8人已围观

简介Chống thất thu, phòng gian lận thương mại từ ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực hải quan Cơ hội từ ứng lịch đá banh tối nay

Chống thất thu,ôngcụphòngvệthươngmạiđangđượccácnướcsửdụngphổbiếlịch đá banh tối nay phòng gian lận thương mại từ ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực hải quan Cơ hội từ ứng phó phòng vệ thương mại Làm gì trước xu thế bảo hộ gia tăng tại nhiều thị trường lớn?
Để giảm thiểu rủi ro đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại, DN cần đa dạng sản phẩm, thị trường XK để phân tán rủi ro. 	Ảnh: N.Thanh
Hết tháng 12 năm 2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 227 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại

Xu hướng bảo hộ thương mại ngày càng mạnh mẽ

Thông tin tại Báo cáo thường niên Phòng vệ thương mại năm 2022 vừa được Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) công bố.

Theo báo cáo, thương mại toàn cầu đạt khoảng 25.000 tỷ USD vào năm 2019, sau đó giảm khoảng 2.500 tỷ USD vào năm 2020 do hậu quả của đại dịch Covid-19. Khi nhu cầu phục hồi, giá trị thương mại đã tăng thêm 5.500 tỷ USD vào năm 2021, đạt khoảng 28.000 tỷ USD. Thương mại toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 32.000 tỷ USD vào cuối năm 2022, tăng khoảng 26% so với mức trước đại dịch năm 2019.

Cùng với đó, những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự suy thoái kinh tế toàn cầu do tác động của dịch bệnh và năm 2022 thương mại toàn cầu tiếp tục phát triển với tốc chậm lại khi cuộc xung đột Ucraina nổ ra và chưa có dấu hiệu chấm dứt. Điều này dẫn tới xu hướng bảo hộ thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính sách bảo bộ thương mại có thể có nhiều hình thức, trong đó thuế quan là biện pháp được sử dụng chủ yếu.

Số liệu thống kê của WTO, kể từ khi thành lập (năm 1995) đến hết tháng 12 năm 2022, trên toàn thế giới có 7.665 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra, tuy nhiên chỉ có 5.074 vụ điều tra dẫn đến áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo WTO, hiện tại có 3 công cụ phòng vệ thương mại được sử dụng phổ biến là: chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Trong ba biện pháp trên thì biện pháp chống bán phá giá được khởi xướng điều tra nhiều nhất, với 6.582 vụ việc, chiếm 86% tổng số vụ việc phòng vệ thương mại khởi xướng bởi thành viên WTO. Trong khi đó, số vụ việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp và tự vệ lần lượt là 671 vụ (chiếm 9%) và 412 vụ (chiếm 5% tổng số vụ việc khởi xướng).

Một số ngành hàng là đối tượng bị áp dụng biện pháp tự vệ bởi các thành viên WTO gồm: động vật sống (9 vụ); nông sản (14 vụ); mỡ, dầu và sáp động thực vật (1 vụ); thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống, rượu mạnh, giấm và thuốc lá (17 vụ); sản phẩm khoáng (2 vụ); sản phẩm hóa chất (36 vụ); các sản phẩm nhựa, plastic, cao su (8 vụ); da sống, da, yên ngựa (1 vụ); gỗ và các sản phẩm gỗ, giỏ đựng đồ (3 vụ); giấy, bìa (6 vụ); sản phẩm dệt may (17 vụ); giày dép, mũ đội đầu, lông vũ (3 vụ); các sản phẩm bằng đá, thạch cao, sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh (15 vụ); sản phẩm kim loại (55 vụ); máy móc và thiết bị điện (13 vụ); xe cộ, máy bay và tàu thuyền (3 vụ); dụng cụ (2 vụ); các mặt hàng khác (3 vụ).

“Các mặt hàng bị áp dụng biện pháp tự vệ tương đối đa dạng, không tập trung chủ yếu ở một mặt hàng cụ thể như biện pháp chống bán phá giá hay chống trợ cấp”, báo cáo nêu rõ.

Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài, đặc biệt là các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Tính đến hết tháng 12/2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 227 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại. Riêng trong năm 2022 có 17 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng, bên cạnh nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát giữa kỳ/cuối kỳ, rà soát nhà xuất khẩu mới.

Cần biện pháp tổng thể

Mặc dù nguyên nhân lớn nhất của việc gia tăng các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là xu thế bảo hộ thương mại, còn có các nguyên nhân khác như sự thiếu kiến thức về pháp luật phòng vệ thương mại nói chung cũng như pháp luật về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại nói riêng của các doanh nghiệp Việt Nam, thiếu thông tin về các vụ việc phòng vệ thương mại đang áp dụng, chạy theo lợi nhuận trước mắt…

Bên cạnh đó, có thể có một số doanh nghiệp cá biệt lợi dụng chính sách đầu tư, chính sách thuận lợi hóa thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu để thực hiện các hành vi gian lận thương mại.

Do đó, các cơ quan quản lý cần có các biện pháp tổng thể và lâu dài để giảm thiểu số lượng vụ việc hàng hóa Việt Nam bị điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại cũng như tác động tiêu cực mà các vụ việc này gây ra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngăn chặn hiện tượng Việt Nam bị lợi dụng làm điểm trung chuyển đề xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba…

Theo báo cáo, Việt Nam đã xử lý thành công nhiều các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại nước ngoài thông qua việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá, Chính phủ không trợ cấp cho doanh nghiệp, Chính phủ không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu, chứng minh doanh nghiệp xuất khẩu không có các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng với nước thứ ba. Nhờ những kết quả như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại, được dỡ bỏ lệnh áp thuế hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.

很赞哦!(94836)