您现在的位置是:World Cup >>正文

【soi kèo bồ đào nha hôm nay】Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi): Ngăn chặn, sàng lọc dự án FDI lạc hậu

World Cup496人已围观

简介Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường giúp doanh nghiệp tiết kiệm 20.000 tỷ đồng mỗi nămBảo vệ môi trườngLu ...

luat bao ve moi truong sua doi ngan chan sang loc du an fdi lac hauSửa đổi Luật Bảo vệ môi trường giúp doanh nghiệp tiết kiệm 20.000 tỷ đồng mỗi năm
luat bao ve moi truong sua doi ngan chan sang loc du an fdi lac hauBảo vệ môi trường
luat bao ve moi truong sua doi ngan chan sang loc du an fdi lac hauLuật Bảo vệ môi trường chưa đủ kiểm soát ô nhiễm nước
luat bao ve moi truong sua doi ngan chan sang loc du an fdi lac hau
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi tường Trần Hồng Hà trình bày Tờ trình

Cắt giảm 40% thủ tục hành chính

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, tại phiên họp sáng nay 26/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi tường Trần Hồng Hà trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Theo Tờ trình, dự thảo Luật gồm 16 chương, 186 điều, đã cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20-75 ngày.

Góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định: Thu hẹp khoảng 20% đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; tích hợp các thủ tục hành chính vào giấy phép môi trường; không duy trì chế độ quan trắc môi trường định kỳ đối với doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật về bảo vệ môi trường.

Về những điểm mới căn bản của dự thảo Luật, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu rõ:

Một là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả, tính khả thi của các chính sách hiện hành; thay đổi phương thức quản lý hành chính kém hiệu quả, phức tạp sang quản lý dựa vào kết quả, mục tiêu cuối cùng; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Hai là, lần đầu tiên đưa các quy định rải rác, phân tán về bảo vệ môi trường trong các luật khác vào dự thảo Luật nhằm đặt nền móng hướng đến một bộ luật thống nhất về môi trường; chuyển vai trò của Nhà nước sang vai trò trung tâm của doanh nghiệp, cộng đồng và người dân.

Ba là, tiếp cận phương pháp quản lý khoa học dựa trên cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin; quản lý liên thông các giai đoạn phát triển từ chủ trương, quy hoạch, xây dựng dự án, triển khai thực hiện đến hết vòng đời dự án.

Bốn là, xây dựng nền tảng thể chế phục vụ kiến tạo các mô hình phát triển bền vững như: Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế phát thải ít các-bon; hình thành các ngành kinh tế mới như đầu tư vào vốn tự nhiên, công nghiệp môi trường; hình thành thị trường phát thải.

Năm là, lần đầu tiên đưa chính sách môi trường của Việt Nam hài hòa tiệm cận với pháp luật quốc tế; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, EVIPA, CPTPP..., góp phần phòng vệ, ngăn chặn, sàng lọc các dự án có công nghệ lạc hậu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chủ động vượt qua các hàng rào kỹ thuật trong cạnh tranh thương mại toàn cầu.

Cấp phép phải phù hợp quy định đầu tư

Ở góc độ cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho rằng, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường...

Tuy nhiên, về quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, dự thảo Luật có một số quy định khác với Luật Quy hoạch. Do vậy, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát lại để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Đồng thời, một số ý kiến thẩm tra đề nghị bổ sung nội dung quy định có tính nguyên tắc cụ thể hơn, làm căn cứ Chính phủ quy định cơ chế, chính sách và lộ trình dừng hoạt động hoặc di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Nội dung này trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành việc tích hợp nhiều nội dung cấp phép riêng lẻ vào giấy phép môi trường, song đề nghị cần quy định cụ thể trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực một phần, tước quyền sử dụng, thu hồi hoặc cấp lại giấy phép môi trường.

"Việc thẩm định cấp giấy phép môi trường, thời điểm cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất với pháp luật về đầu tư, xây dựng; xem xét việc bổ sung quy định thời hạn tối thiểu của giấy phép môi trường", Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng nói.

Về ứng phó với biến đổi khí hậu, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy các quy định về ứng phó biến đổi khí hậu được cụ thể hơn so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nhiều nội dung mới có thể làm phát sinh trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan; đề nghị bổ sung quy định về thực hiện kiểm kê khí nhà kính; phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu...

Tags:

相关文章