【kết quả u23 a rập xê út hôm nay】Siết chặt quản lý, chống gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử

时间:2025-01-11 00:37:55 来源:Empire777
Siết chặt quản lý, chống gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử
Áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã được Tổng cục Thuế áp dụng rộng rãi. Ảnh: TL

Tăng cường giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn

Lãnh đạo Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết, thường xuyên chỉ đạo các phòng chức năng, chi cục thuế trực thuộc tăng cường quản lý, giám sát việc phát hành, sử dụng và phòng chống rủi ro gian lận hóa đơn điện tử (HĐĐT). Đồng thời, phân công nhiệm vụ tới từng cán bộ, công chức trong việc quản lý, giám sát, kiểm tra việc phát hành, sử dụng HĐĐT, để kịp thời ngăn chặn, đầy lùi các hành vi vi phạm pháp luật trong sử dụng hóa đơn.

Cùng với đó, Cục Thuế TP. Hà Nội cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phát hành, sử dụng HĐĐT; chủ động phối hợp với Tổng cục Thuế trong quá trình xây dựng và triển khai hệ thống ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro nhằm phục vụ cho công tác rà soát, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ông Đinh Nam Thắng - Cục trưởng Cục Thuế Ninh Bình cho biết, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng gian lận về hóa đơn, cục thuế đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý HĐĐT và quy trình quản lý rủi ro của Tổng cục Thuế. Cùng với đó, cục thuế cũng ban hành các văn bản chỉ đạo các phòng chức năng, các chi cục thuế khu vực tăng cường công tác quản lý, giám sát việc phát hành, sử dụng HĐĐT trên địa bàn.

Bằng việc thực hiện nghiêm túc các quy trình quản lý, trong năm 2022, Cục Thuế Ninh Bình đã gửi 2.540 phiếu với tổng số 15.300 hóa đơn đến cục thuế các tỉnh, thành phố đề nghị xác minh. Cục thuế đã nhận được trả lời xác minh 590 phiếu, với tổng số 6.850 hóa đơn. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát, Cục Thuế Ninh Bình đã phát hiện, xử lý 7 doanh nghiệp sử dụng 23 số hóa đơn bất hợp pháp với tổng giá trị trên hóa đơn hơn 15,7 tỷ đồng. Theo đó, Cục Thuế Ninh Bình đã truy thu thuế và thực hiện xử phạt số tiền trên 365 triệu đồng.

Nhằm tăng cường quản lý hóa đơn trên địa bàn, Cục Thuế Đắk Lắk đã và đang triển khai nhiều hình thức tuyên truyền phổ biến, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hiểu và tuân thủ quy định về sử dụng hóa đơn, HĐĐT. Đồng thời, tăng cường triển khai các biện pháp quản lý để ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong việc phát hành và sử dụng hóa đơn.

Theo đó, Cục Thuế Đắk Lắk đã ban hành các thông báo, khuyến nghị gửi đến người nộp thuế trên địa bàn tỉnh để tránh và tuyệt đối không sử dụng hóa đơn không hợp pháp. Những vấn đề liên quan đến việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp sẽ được cơ quan thuế, ngành chức năng liên quan rà soát, thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Nâng cấp ứng dụng ngăn chặn gian lận hóa đơn

Chia sẻ tại Hội nghị tập huấn triển khai công nghệ thông tin (CNTT) năm 2023 vừa qua, bà Nguyễn Thị Thu - Phó Cục trưởng Cục CNTT (Tổng cục Thuế) cho biết, Cục CNTT đã triển khai hạ tầng kỹ thuật mới tại trung tâm dữ liệu và trung tâm dữ liệu dự phòng nhằm nâng cao hiệu năng hệ thống.

Áp dụng giải pháp an toàn an ninh thông tin cấp độ cao nhất

Tổng cục Thuế cho biết, từ khi phủ sóng đến nay, hệ thống của cơ quan thuế đã ghi nhận gần 7 tỷ hóa đơn điện tử (HĐĐT) có mã.

Để hệ thống HĐĐT được vận hành ổn định, ngành Thuế đã triển khai giải pháp an toàn an ninh thông tin của hệ thống HĐĐT theo cấp độ 5 (cấp độ cao nhất) với việc triển khai bảo vệ bởi nhiềulớp bảo mật và giám sát 24/7.

Cục CNTT cũng đã thực hiện cấu hình, tinh chỉnh, nâng cấp hệ thống HĐĐT từ ngày 18/4/2023 nhằm nâng cao hiệu năng xử lý dữ liệu và thông báo để các cơ quan thuế chủ động phối hợp. Theo đó, thời gian xử lý yêu cầu tra cứu dữ liệu, khai thác báo cáo trên hệ thống phiên bản mới đã tăng khoảng 30 lần - 50 lần so với trước đây. Hiện nay thời gian trung bình khai thác 1 báo cáo là từ 1 - 5 giây, thời gian xử lý lâu nhất là 3 phút (tùy theo phạm vi dữ liệu khai thác).

Đồng thời, Tổng cục Thuế đã mở rộng phạm vi khai thác dữ liệu HĐĐT; mở rộng thời gian khai thác 3 báo cáo (dạng bảng kê hóa đơn) từ 1 tháng thành 1 năm bao gồm: báo cáo thống kê hóa đơn dịch vụ bán ra theo phương pháp khấu trừ; báo cáo thống kê hóa đơn dịch vụ bán ra theo phương pháp trực tiếp; báo cáo thống kê hóa đơn dịch vụ mua vào qua đó phục vụ hữu hiệu cho công tác quản lý thuế.

Ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng, nhiệm vụ triển khai ứng dụng CNTT của ngành Thuế còn rất nặng nề và cấp bách, cần sự vào cuộc khẩn trương, đồng bộ của cơ quan thuế các cấp.

Theo đó, ông Minh yêu cầu trong giai đoạn 2023 - 2025, cơ quan thuế các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai HĐĐT trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền; tiếp tục nâng cấp ứng dụng đáp ứng các chính sách mới về HĐĐT. Xây dựng kho cơ sở dữ liệu về HĐĐT và triển khai các giải pháp, công cụ khai thác, phân tích, tổng hợp dữ liệu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý rủi ro về thuế.

“Để thực hiện được mục tiêu trên, cơ quan thuế các cấp cần đề cao trách nhiệm và nâng cao nhận thức của người đứng đầu. Cục CNTT cần cụ thể hóa các nhiệm vụ CNTT triển khai trong từng năm, trong đó phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, để Tổng cục Thuế phê duyệt làm căn cứ triển khai thực hiện.

Các cục thuế cần chủ động, sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ CNTT; không làm “chiếu lệ”, “hình thức”; phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương và nguồn lực hiện có để triển khai có hiệu quả công tác chuyển đổi số ngành Thuế; coi chuyển đổi số là động lực, mục tiêu nhằm tăng thu ngân sách nhà nước”- ông Minh nhấn mạnh.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cũng yêu cầu, Cục CNTT cần kịp thời ghi nhận và trình Tổng cục nhân rộng các mô hình triển khai thành công, hiệu quả tại cơ quan thuế các cấp để các cục thuế, chi cục thuế khác học hỏi, làm theo.

Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi mua bán trái phép hóa đơn

Hiện nay, với mục đích để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm nghĩa vụ thuế, hợp thức hóa cho hàng hóa trôi nổi, nhiều doanh nghiệp đã có hành vi mua bán hóa đơn. Hành vi trái pháp luật này không chỉ gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh. Tùy theo mức độ, hành vi mua bán trái phép hóa đơn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tại Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bởi điểm k khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự với các cá nhân, tổ chức phạm tội mua bán trái phép hóa đơn như sau:

1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm, gồm: Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên; thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên; gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100 triệu đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm…

推荐内容