Trong những ngày qua,đaovìtìnhhìnhởwest ham vs crystal palace căng thẳng leo thang tại Bangladesh đã đẩy ngành công nghiệp may mặc, trụ cột kinh tế của quốc gia này, vào tình thế khủng hoảng chưa từng có.
Mới đây, Hiệp hội Các nhà sản xuất và Xuất khẩu May mặc Bangladesh (BGMEA) đã phải yêu cầu tất cả chủ nhà máy đóng cửa xưởng sản xuất cho đến khi có thông báo mới.
Đòn giáng này không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Bangladesh mà còn tác động mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng thời trang toàn cầu.
"Gã khổng lồ" thời trang H&M hiện có khoảng 1.000 nhà máy đối tác tại Bangladesh. Người phát ngôn của H&M cho biết công ty rất lo ngại về diễn biến tại đây.
Zara, thương hiệu thời trang nhanh thuộc sở hữu của Inditex (Tây Ban Nha), đang phải đối mặt với rủi ro đáng kể. Bangladesh là một trong 12 cụm sản xuất chính của Zara, chiếm tới 98% sản lượng của công ty trong năm 2022.
Bức tranh u ám cũng lan rộng sang các thương hiệu châu Á. Fast Retailing, công ty mẹ của Uniqlo (Nhật Bản), với 29 nhà máy đối tác tại Bangladesh, cũng đang đứng trước nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng.
Trong khi đó, các thương hiệu Mỹ như VF Corp, chủ sở hữu The North Face và Vans, với 49 cơ sở sản xuất cũng đang phải "nín thở" để theo dõi tình hình tại Bangladesh.
Bangladesh hiện là nhà xuất khẩu quần áo lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU).
Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), Bangladesh, cái nôi sản xuất may mặc lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu, đã đóng góp 38,4 tỷ USD từ xuất khẩu hàng may mặc trong năm 2023, chiếm tới 83% tổng thu nhập xuất khẩu của cả nước.
Cuộc khủng hoảng này đến vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm đối với ngành may mặc Bangladesh. Các tháng 7, 8 và 9 thường là mùa cao điểm cho cả việc vận chuyển hàng hóa cho dịp Giáng sinh và đơn đặt hàng mới cho mùa xuân và mùa hè năm sau.