【nhan dinh tran phap】Cập nhật 2 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2024

 人参与 | 时间:2025-01-10 22:09:39
Tăng trưởng của Việt Nam có thể đạt 6,ậpnhậtkịchbảntăngtrưởngGDPnănhan dinh tran phap48% trong năm 2024 Mong manh cơ hội tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ năm 2024 UOB dự báo kinh tế năm 2024 tăng trưởng 6%, lãi suất ổn định
Cập nhật 2 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2024
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Xin bà cho biết những khó khăn của kinh tế thế giới đang ảnh hưởng đến kinh tế nước ta như thế nào?

Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Biến động trên thị trường tài chính thế giới có thể gây tác động lớn tới tình hình kinh tế - xã hội trong nước. Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất với mức cao làm cho đồng USD tăng giá mạnh so với đồng Việt Nam, đã tác động tiêu cực đến giá trị đồng tiền Việt Nam, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, gia tăng áp lực lạm phát. Bình quân quý 1/2024 chỉ số giá USD tăng 3,97% so với cùng kỳ năm trước. Khi đồng USD tăng giá do lãi suất USD tăng dẫn tới giá nhập khẩu các loại nguyên vật liệu và chi phí vốn vay của doanh nghiệp tăng lên. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu. Khi đồng USD tăng giá sẽ tác động không nhỏ tới ổn định sản xuất và gia tăng tác động của lạm phát chi phí đẩy do nhập khẩu lạm phát đối với nền kinh tế.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh từ quý 2/2024. Quý 2/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo khả quan, với nhiều tín hiệu tích cực về yếu tố thị trường và giá cả. Đồng thời, các mặt hàng nông sản, thủy sản được mùa, đạt sản lượng thu hoạch cao và được giá ở thị trường thế giới. Chỉ số tâm lý tiêu dùng và chỉ số niềm tin tiêu dùng tại một số thị trường là đối tác thương mại chính của Việt Nam như Mỹ và châu Âu gia tăng, kết hợp với tỷ giá đồng USD và đồng Euro neo ở mức cao sẽ mang lại doanh thu tốt hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Hiện lạm phát trên thế giới vẫn ở mức cao, nguyên liệu sản xuất trong nước còn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, trong khi Chính phủ thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ. Trong bối cảnh đó, xin bà cho biết lạm phát trong nước đang phải đối mặt với những sức ép nào?

Tổng cục Thống kê dự báo có một số yếu tố sẽ tác động làm tăng CPI trong năm 2024. Cụ thể, giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao trong khi tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên biến động của giá hàng hóa trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên. Việc đồng USD tăng giá làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước.

Bên cạnh đó, việc thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, các chi phí thực hiện vào giá dịch vụ y tế và học phí giáo dục sẽ tác động làm tăng CPI. Việc tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 sẽ kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong gia đình tăng lên. Theo quy luật, vào các tháng cuối năm và dịp lễ, Tết, giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình thường tăng. Ngoài ra, thiên tai và dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương, điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI. Các chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ, dịch vụ du lịch... dự kiến sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong thời gian tới.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố có khả năng tạo áp lực lên lạm phát cũng có những yếu tố giúp kiềm chế lạm phát như Việt Nam có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đây là lợi thế của Việt Nam, giúp giảm bớt áp lực lạm phát. Chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Chính phủ trong những năm qua sẽ giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát. Lạm phát toàn cầu hạ nhiệt giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát, đồng thời giúp cải thiện yếu tố tâm lý, kỳ vọng, hỗ trợ kiểm soát lạm phát.

Trước thực trạng trên, xin bà cho biết kịch bản và các giải pháp vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quý còn lại trong năm?

Căn cứ kết quả hoạt động kinh tế trong nước và diễn biến kinh tế thế giới trong quý 1/2024, Tổng cục Thống kê cập nhật 2 kịch bản tăng trưởng theo Nghị quyết 01. Theo đó, kịch bản 1 (năm 2024 tăng 6%), quý 1 tăng 5,66%; 9 tháng cuối năm tăng khoảng 6,12%, trong đó quý 2 tăng khoảng 5,85%; quý 3 tăng khoảng 6,22%; quý 4 tăng khoảng 6,28%.

Kịch bản 2 (năm 2024 tăng 6,5%), quý 1 tăng khoảng 5,66%; 9 tháng cuối năm tăng khoảng 6,75%, trong đó quý 2 tăng khoảng 6,32%; quý 3 tăng khoảng 6,79%; quý 4 tăng khoảng 7,08%.

Để vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những quý còn lại cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả, linh hoạt các chính sách điều hành của Chính phủ, bám sát các mục tiêu và giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 01 và tập trung thực hiện nhiều nhóm giải pháp theo từng lĩnh vực.

Lưu ý đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quốc gia, đường cao tốc, liên vùng, ven biển và các chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện các phương án ổn định giá cả nguyên vật liệu đầu vào, nguyên vật liệu xây dựng bảo đảm cân đối cung cầu.

Ngoài ra, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa, tăng cường và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công. Tiếp tục phát huy nội lực của thị trường hơn 100 triệu dân bằng cách đẩy mạnh thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng với các chương trình lễ hội du lịch, lễ hội mua sắm, chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa; vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam…

Xin cảm ơn bà!

顶: 91535踩: 16