【bang xep nhat anh】“Cách mạng” tinh gọn bộ máy
Là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 18 và 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII,ạngtinhgọnbộbang xep nhat anh năm 2018, nhiều bộ ngành, địa phương thực hiện tinh gọn hàng ngàn đầu mối, giảm một loạt lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó và tinh giản hàng ngàn biên chế.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp Ban Bí thư đánh giá kết quả 5 đoàn kiểm tra thực hiện Nghị quyết 18, 19 tại các bộ, ngành, địa phương. (Ảnh: HH)
Bước đột phá từ Đảng bộ Công an Trung ương
Theo báo cáo tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2018 của Bộ Nội vụ, hàng loạt các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Cụ thể trong năm 2018, lần đầu tiên Bộ Công an đã sắp xếp, bỏ 6 tổng cục, giảm gần 60 đơn vị cấp cục và gần 300 đơn vị cấp phòng; sáp nhập 20 sở cảnh sát phòng cháy, chữa cháy vào Công an tỉnh, thành phố; đồng thời, giảm hơn 500 đơn vị cấp phòng thuộc Công an tỉnh, gần 1.000 đơn vị cấp đội thuộc Công an huyện.
6 Trung tướng không còn giữ chức Tổng cục trưởng, các chức danh Tổng cục phó được sắp xếp lại theo hướng có những lãnh đạo tổng cục làm cục trưởng.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: “Việc triển khai thực hiện Đề án “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” là phù hợp với các chủ trương, nghị quyết về đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, giảm tầng nấc trung gian trong điều hành; không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ của CAND”.
Tại Hội nghị triển khai Nghị định 01 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: “Bộ Công an là một trong những Bộ gương mẫu đi đầu trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 và 7 khóa XII”.
Phát biểu tại Hội nghị Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an năm 2018, định hướng nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đảng bộ Công an Trung ương là một trong những Đảng bộ gương mẫu đi đầu trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, 7 khóa XII; sớm nghiên cứu, xây dựng, thực hiện Đề án “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” một cách bài bản, khoa học, thận trọng, khách quan, bước đầu đạt được những kết quả cụ thể, quan trọng.
Nhiều chuyên gia cũng nhận định, chỗ được xem là khó và “nhạy cảm” như tại Đảng bộ Công an Trung ương mà thực hiện được thì không có lý do gì những nơi khác không thực hiện được. Việc giảm mạnh cấp Tổng cục tại Bộ Công an được xem như một “cú hích” trong “cuộc cách mạng” tinh gọn đầu mối, sắp xếp lại tổ chức.
Giảm mạnh số lượng cấp trưởng, cấp phó, tinh giản 40.500 biên chế
Cũng theo báo cáo của Bộ Nội vụ, trong năm 2018 đã giảm 14 đơn vị cấp phòng thuộc vụ và tương đương; giảm 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và Ban Tôn giáo Chính phủ.
Bộ Tài chính giải thể 43 phòng giao dịch của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, tạo điều kiện cho việc sắp xếp, tinh gọn đầu mối quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập các chi cục thuế cấp huyện thành các chi cục thuế khu vực thuộc cục thuế cấp tỉnh. Đến nay, 6 địa phương đã thí điểm hợp nhất chi cục thuế cấp huyện thành chi cục thuế khu vực, giúp cắt giảm 18 chi cục thuế và 110 đội thuế.
Tổng cục Hải quan đã cắt giảm được 239 đội, tổ thuộc các chi cục hải quan và đơn vị tương đương.
Tại địa phương, tỉnh Long An sau khi sắp xếp đã giảm 95 đầu mối tổ chức trực thuộc các sở, ngành, huyện; giảm 84 lãnh đạo quản lý (49 cấp trưởng và 35 cấp phó); giảm 192 đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập trên toàn tỉnh và giảm 175 lãnh đạo quản lý tại các đơn vị này (128 cấp trưởng và 47 cấp phó).
Tỉnh Kiên Giang đã giảm 19 phòng chuyên môn thuộc 8 sở và tương đương; giải thể 11 phòng dân tộc và 13 phòng y tế thuộc UBND cấp huyện; cắt giảm 48 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh.
Tỉnh Bắc Ninh giảm được 29 cơ quan, đơn vị, 38 lãnh đạo và 197 biên chế, trong đó, giải thể Sở Ngoại vụ và chuyển nhiệm vụ ngoại vụ về Văn phòng UBND tỉnh; sáp nhập 7 bệnh viện đa khoa, 8 trung tâm y tế và 8 trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình thành 8 trung tâm y tế cấp huyện đa chức năng.
Tỉnh Lào Cai đã hợp nhất Sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải - Xây dựng.
Tỉnh Hà Giang hợp nhất Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thành Ban Tổ chức - Nội vụ; hợp nhất Thanh tra tỉnh với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thành cơ quan Kiểm tra - Thanh tra tỉnh.
Một số địa phương đã hợp nhất Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Thông tin và Truyền thông, như: Bạc Liêu, Quảng Trị...
Song song với quá trình sắp xếp tinh gọn bộ máy tổ chức, một số nơi đã rà soát, xây dựng đề án nghiên cứu chuyển một số nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện sang cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm.
Điển hình như tỉnh Đồng Tháp thí điểm chuyển giao các nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh cho doanh nghiệp bưu chính công ích của tỉnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự hội nghị của Bộ Công an ngày 7/8/2018. Ảnh: ĐẠT NGUYỄN
Về tình hình thực hiện tinh giản biên chế, tính từ năm 2015 - 15/10/2018, tổng số biên chế cả nước đã được tinh giản là 40.500 người. Trong số đó, hưởng chính sách về hưu trước tuổi là 34.948 người (chiếm 86,29%); hưởng chính sách thôi việc ngay là 5.483 người (chiếm 13,54%); hưởng chính sách thôi việc sau khi đi học là 29 người (chiếm 0,07%); hưởng chính sách chuyển sang các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước là 40 người (chiếm 0,10%).
Về thực hiện đề án Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng, trong năm 2018, nhiều bộ, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch và tổ chức thi tuyển đối với một số chức danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở và cấp phòng tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Điển hình là các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Nội vụ; các tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Hòa Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Cà Mau...
Cần quyết tâm cao hơn nữa từ các cấp, các ngành
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế từ các địa phương cho thấy, chưa có sự đồng bộ, thống nhất và hiệu quả trong việc sắp xếp, hợp nhất các cơ quan, tổ chức; chưa có khung thống nhất về số lượng cơ quan chuyên môn, tiêu chí thành lập tổ chức, biên chế tối thiểu, số lượng cấp phó tối đa của một tổ chức hành chính ở địa phương làm cơ sở để phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện một cách phù hợp.
Chính vì vậy, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã có văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm dừng việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện cho đến khi Chính phủ có quy định cụ thể.
Còn theo báo cáo kết quả 5 đoàn kiểm tra của Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với 15 cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện Nghị quyết 18, 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII vừa qua cho thấy, các cấp ủy và tổ chức đảng đã tổ chức quán triệt, triển khai các Nghị quyết gắn với Kết luận số 64 một cách nghiêm túc, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đã ban hành nhiều văn bản và chỉ đạo cấp dưới ban hành nhiều quy định, hướng dẫn để triển khai thực hiện các Nghị quyết.
Thí điểm một số mô hình tổ chức bộ máy, kiêm nhiệm chức danh, sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và đầu mối bên trong hệ thống chính trị và đơn vị sự nghiệp công lập, giảm được nhiều đơn vị trung gian, bước đầu khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý...
Hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập cơ bản đã được quy hoạch, hướng tới bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý; việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập và chủ trương xã hội hoá cung ứng dịch vụ công đã có tác dụng tích cực...
Công tác xây dựng đề án vị trí việc làm, tinh giản biên chế được quan tâm và đạt nhiều kết quả khả quan. Một số địa phương, đơn vị đã xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước thời hạn bảo đảm lợi ích cá nhân và lợi ích chung, tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện giảm biên chế.
Công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện nghị quyết được quan tâm, kịp thời phản biện, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên, theo các đoàn kiểm tra, quá trình thực hiện Nghị quyết cũng còn những tồn tại, hạn chế như: Chất lượng học tập, quán triệt, tuyên truyền nghị quyết, kết luận ở một số cấp uỷ, tổ chức đảng và một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa cao; chưa quyết liệt trong hành động. Một số bộ, ngành Trung ương còn chưa kịp ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện nghị quyết; một số địa phương, đơn vị chậm rà soát, bổ sung, hoàn thiện một số quy định có liên quan đến tổ chức bộ máy. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan 2 nghị quyết chưa đồng bộ, thống nhất, chưa phù hợp thực tiễn, chậm được sửa đổi, bổ sung, gây khó khăn cho việc thực hiện các nghị quyết, kết luận.
Theo các đoàn kiểm tra, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, hiệu lực, hiệu quả hoạt động còn hạn chế... Việc kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, còn nhiều hạn chế. Kết quả tinh giản biên chế về tổng thể chưa đạt chỉ tiêu, yêu cầu đề ra. Việc giảm số lượng cấp phó triển khai còn chậm. Việc sắp xếp, bố trí viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập theo vị trí chuyên môn, nghiệp vụ, còn nhiều đơn vị chưa đạt tỉ lệ. Việc sắp xếp, giảm đầu mối các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm và chưa được quan tâm đúng mức, nhất là lĩnh vực y tế, giáo dục. Tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập còn cồng kềnh, chồng chéo... Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành địa phương còn chưa chặt chẽ.
Các đoàn kiểm tra xác định, nguyên nhân khách quan của những hạn chế nêu trên là do thời gian thực hiện Nghị quyết còn ngắn (hơn 1 năm). Việc tinh giản bộ máy và biên chế tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích và tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức dôi dư thuộc diện tinh giản biên chế...
Nguyên nhân chủ quan là do công tác quán triệt Nghị quyết ở một số ít cấp uỷ, tổ chức đảng chưa thường xuyên, hiệu quả thấp; một số cấp uỷ và người đứng đầu chưa nhận thức sâu sắc, chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát; một số cơ quan chưa chủ động tham mưu đề xuất giải pháp, lộ trình thực hiện. Một số cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị ở địa phương, cơ sở còn tâm lý ngại va chạm, nể nang, có tư tưởng chờ cấp trên chỉ đạo mới làm…
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Ban Bí thư mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng, mặc dù thời gian thực hiện 2 nghị quyết chưa dài (mới được 1 năm), nhưng qua các báo cáo, nổi lên một số kết quả cụ thể đáng ghi nhận.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, trong thời gian tới, các đơn vị, địa phương đã kiểm tra cần phát huy ưu điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm về những hạn chế, tồn tại đã chỉ ra sau kiểm tra; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giải pháp một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp; tăng cường nắm bắt và xử lý kịp thời tư tưởng, diễn biến tâm tư của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm, phát hiện mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo và có hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, thiếu sót./.
Theo Hiền Hòa/dangcongsan.vn
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/589d298588.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。