Những người đàn bà đáng thương Những năm gần đây Tuyên Quang luôn nằm trong tốp đầu cả nước về diện tích và tiến độ trồng rừng. Năm này cũng vậy,ữngngườiđànbàtrongrừngsâket qua bong đá hôm nay hết quý ba đã hoàn thành kế hoạch cả năm rồi. Thành tích thì ai cũng muốn nhận, nhưng những người trong ngành lâm nghiệp tỉnh miền núi này đều muốn dành cho một thế hệ công nhân của các lâm trường. Người Tuyên Quang xác định, nếu không có những hi sinh của một thế hệ đã cống hiến tuổi xuân, cống hiến cuộc đời mình cho núi rừng thì chắc gì đã có được màu xanh của ngày hôm nay. Một ngôi nhà dành cho phụ nữ cô đơn ở lâm trường Chiêm Hóa Lâm trường Chiêm Hóa (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) bây giờ đã chuyển đổi thành Cty một thành viên, nhưng phần lớn người dân ở huyện vùng cao này vẫn quen gọi bằng tên cũ. Đó là cái cách họ tri ân những người đã cống hiến cuộc đời mình cho núi rừng Chiêm Hóa. Một thời, đất Chiêm Hóa là điểm đến của 1.200 công nhân từ miền xuôi lên vừa khai thác vừa trồng rừng. Khai thác gỗ để phục vụ quân sự trong chiến tranh, trồng rừng để phủ xanh. Khí thế hừng hực như một đại công trường. Chiến tranh kết thúc cũng là lúc thế hệ thanh niên lâm trường hết tuổi xuân mất rồi. Người tốt số thì thành chồng thành vợ. Kẻ xấu duyên vò võ một mình. Hai bàn tay trắng, có quê mà chẳng dám về, thôi thì ở lại đất này cho qua một kiếp người đi vậy. Đã 55 năm trôi qua, gần trọn một đời người. Tàn dư, hệ lụy, hi sinh, mất mát… Tất cả dường như vẫn vẹn nguyên. Tôi từng lên Chiêm Hóa vào thời điểm lâm trường này thực hiện Nghị định 110 của Chính phủ về việc sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên chức. Đợt ấy, có 82 người phải nghỉ chế độ. Đó có thể xem là một cuộc chia ly cuối cùng của thế hệ công nhân khai thác, trồng rừng đã cống hiến cả cuộc đời mình cho đất rừng Chiêm Hóa. Hôm chia tay, khi Giám đốc lâm trường Lưu Vĩnh Phúc đọc diễn văn, bên dưới hội trường mọi người ôm nhau khóc. Họ khóc một thời gian khổ, khóc cho những số phận đơn độc ngày hôm nay, khóc cho tương lai mù mù mịt mịt. Ngày hôm đó, tôi chỉ nghe mà không dám viết, bởi sợ rằng mình không chia sẻ hết được những khổ đau mà một thế hệ đã và đang gánh chịu. Không biết từ bao giờ, quanh lâm trường Chiêm Hóa xuất hiện những khái niệm xóm cô đơn, xóm không chồng? Chỉ biết đó là nơi tập hợp những nữ công nhân lâm trường không chồng mà chửa, nữ công nhân lâm trường muốn chửa hoang cũng không có ai hợp tác cùng. Ông Vũ Đình Tuyên, cán bộ công đoàn của lâm trường Chiêm Hóa tính sơ sơ có khoảng 20 phụ nữ ở lâm trường này rơi vào cảnh ấy đang còn sống, chưa kể những người ôm mối hận cô độc xuống tận suối vàng. “Gái lâm trường giường bệnh viện. Làm lâm nghiệp gian khổ lắm, già lúc nào cũng chẳng hay. Thời chiến tranh, đàn ông con trai ra chiến trường hết, thành thử ở các lâm trường gái mười thì may ra trai mới được một. Mất cân bằng nên chuyện gái ế, gái chửa hoang cũng là điều dễ hiểu. Nhiều ông có vợ con ở quê rồi nhưng cũng tranh thủ tạt té gửi ở đây vài ba đứa là chuyện thường”, ông Tuyên giải thích. Thôi thì lịch sử, người ta an ủi nhau thế, nghe thật xót xa. Không xót xa sao được khi có người phụ nữ không chồng đẻ ba đứa con mà mỗi đứa một ông bố. Không xót xa sao được khi có nhiều bà đến tuổi nghỉ hưu, đi kiểm tra sức khỏe lấm lét chẳng dám vào phòng khám vì xấu hổ, vì sợ cô y tá phát hiện rằng mình vẫn còn chưa được nếm trải mùi ân ái, vẫn còn là gái trinh? Ông Tuyên dẫn tôi vào một căn nhà của hai người đàn bà ở thôn Đoàn Kết, xã Phú Bình, tiền thân là đội sản xuất 476. Chủ nhân của căn nhà do trong chương trình Mái ấm công đoàn dựng lên này là hai người phụ nữ đều thuộc diện cô đơn. Bà Cao Thị Hải (53 tuổi) và bà Phạm Thị Hà (57 tuổi). Cả hai đều không chồng mà chửa. Đã thế, mỗi người còn chửa đến hai ba lần. Lúc tôi đến tìm, cả bà Hải và bà Hà đang đi chặt cây thuê kiếm sống. Trái với suy nghĩ của tôi, hai bà đều cởi mở. Bà Hà quê ở Thái Bình, lên Chiêm Hóa từ năm 21 tuổi. Làm công nhân lâm trương một thời gian chẳng có ai để mà xây dựng gia đình. Quá tuổi xuân thì, gặp một người đàn ông đồng hương, biết rằng ông ta đã có vợ dưới quê rồi nhưng bà Hà vẫn tình nguyện xin đứa con để nương tựa sau này. Người đàn ông đó về xuôi, bà lại xin người khác thêm đứa nữa. Hai con bà đều đã lớn. Những ông bố của chúng chẳng đoái hoài gì, bà bảo, có lẽ do kinh tế họ cũng khó khăn. Thôi thì xấu số, cũng may trời cho hai đứa con làm phúc. Bà Hải cũng vậy. Quê ở Vĩnh Phúc, không chồng, ba đứa con, mỗi đứa một ông bố. Bây giờ các ông ở phương nào, còn sống hay đã chết, bà và các con cũng không biết nữa. Cứ tưởng, câu chuyện của bà Hải, bà Hà đã là buồn lắm. Không. Ở miền rừng này, trường hợp như họ ít ra còn có đứa con làm niềm an ủi. Còn có những số phận gái lâm trường mà ông Tuyên dùng cụm từ “cô đơn mãi mãi” mỗi khi nhắc đến.
Đoàn Kết là một trong 13 thôn của 13 đội sản xuất thuộc lâm trường Chiêm Hóa, đều là những nơi công nhân lâm trường lập làng sinh sống cả. Mỗi thôn bình quân có chừng 40-50 hộ. Không ruộng, không vườn, đất lâm nghiệp giờ cũng hiếm. Đa số họ đều sống bằng nghề rừng. Có đất thì trồng, không có đất thì đi thuê hoặc liên doanh với lâm trường chia phần trăm sản phẩm. Cũng có gia đình sống được, nhưng đa số vẫn còn khó khăn. Thôn Đoàn Kết có 49 hộ nhưng chưa có nhà nào được cấp sổ đỏ. Trưởng thôn Nguyễn Xuân Sinh nói giọng kiểu phàn nàn rằng, đáng ra, những công nhân lâm trường đã cống hiến một đời cho núi rừng Chiêm Hóa rồi thì cũng nên tạo điều kiện cho họ có mảnh đất, có được sổ đỏ để còn vay vốn ngân hàng mà làm ăn. Hết thời "xanh rừng xanh ruột" Người ta nói, xanh rừng thì xanh ruột. Đại ý trồng rừng, giữ rừng thì những người công nhân đói lắm. Nhưng nói như thế không có nghĩa là than vãn hay kêu ca mà nói ra kinh nghiệm đã thành chân lý: Trồng rừng là trồng tương lai. Những năm 1990, để ngăn chặn phá rừng, Tuyên Quang từng chấp nhận "trảm" một ông Phó Chủ tịch UNBD tỉnh, một Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, một giám đốc lâm trường, một số Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch xã… Thậm chí có ông cán bộ xã vợ đốt nương chồng cũng bị kỷ luật. Nhưng chính nhờ những biện pháp mạnh tay, nhờ công sức của bao thế hệ mà Tuyên Quang mới giữ được rừng. Cái thời “xanh rừng xanh ruột” cũng đã hết. Ví như Lâm trường Chiêm Hóa, từ khi xây dựng mô hình trồng rừng liên doanh theo hình thức lâm trường và các hộ dân liên doanh cùng đầu tư trồng rừng chia sản phẩm đã xuất hiện những người giàu. Ông Lưu Vĩnh Phúc hạch toán rằng, một chu kỳ liên doanh sản xuất 10 năm, năng suất tính ở thời điểm thu hoạch là 100 m3 gỗ/ ha. Khi kết thúc chu kỳ, người dân được hưởng 76% giá trị sản phẩm, lâm trường được 24%. Trường hợp năng suất vượt chỉ tiêu thì các hộ liên doanh hưởng hết. Ngoài ra quyền lợi tận thu sản phẩm phụ phía Lâm trường Chiêm Hóa cũng giao hết cho các hộ trồng rừng liên doanh. Một đại gia rừng điển hình ở Chiêm Hóa là gia đình ông Ma Quốc Cường ở xã Tân An. Theo giá thị trường hiện nay mỗi ha liên doanh khi thu hoạch người dân được tầm 60 triệu đồng. Gia đình ông Cường có 15 ha, tính ra xấp xỉ tiền tỷ. Từ chỗ lo cái ăn cái mặc không đủ, bây giờ gia đình ông Cường thuộc diện giàu nhất xã. Nhà cửa khang trang, xe cộ, con cái học hành đầy đủ. Như năm vừa rồi, chỉ riêng tiền thu từ việc tỉa cành bán củi gia đình ông đã đút túi cả trăm triệu đồng.
Theo Nông nghiệp VN |