当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả bóng đá tây】Việt Nam tụt 10 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu 正文

【kết quả bóng đá tây】Việt Nam tụt 10 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu

来源:Empire777   作者:Nhà cái uy tín   时间:2025-01-27 04:34:14
Năm nay năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam bị tụt 10 bậc

Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 – 2013 được WEF tiến hành khảo sát với 144 nền kinh tế dựa trên bộ 12 tiêu chí được chia thành 3 nhóm gồm: các yếu tố cơ bản,ệtNamtụtbậcvềnănglựccạnhtranhtoàncầkết quả bóng đá tây các yếu tố thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế và các yếu tố thúc đẩy sự đổi mới của nền kinh tế.

Ở tốp đầu bảng xếp hạng năm nay, với số điểm 5,72 - Thụy Sỹ tiếp tục giành ngôi vị quán quân năm thứ tư liên tiếp. Singapore cũng bảo vệ thành công vị trí thứ nhì, trong khi Phần Lan soán ngôi Thụy Điển để vượt một bậc lên vị trí thứ ba.

Trong khi đó nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ bị đánh tụt 2 bậc xuống vị trí thứ 7, xếp ngay phía sau Đức. Tương tự, năng lực cạnh tranh của Nhật cũng rớt từ hạng 9 xuống hạng 10. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tụt tới 3 bậc, xuống vị trí 29. Đứng ở vị trí cuối cùng trong số 144 nước được xếp hạng là Burundi với điểm số chỉ 2,78.

Về Việt Nam, báo cáo cũng chỉ rõ trong 3 năm trở lại đây, Việt Nam liên tục đi xuống về năng lực cạnh tranh, không chỉ cả về thứ hạng mà cả điểm số đánh giá.

Trong xếp hạng năm nay, Việt Nam đạt tổng điểm 4,11 điểm và được xếp ở hạng 75, tụt 10 bậc so với năm ngoái.

Theo báo cáo 2011-2012, Việt Nam được 4,2 điểm, xếp ở vị trí 65 trong số 142 quốc gia được WEF đánh giá. Trước đó, báo cáo 2010-2011 của tổ chức này xếp Việt Nam ở vị trí thứ 59 về năng lực cạnh tranh toàn cầu trong số 139 quốc gia được xếp hạng, với điểm số 4,3 điểm.

Ở nhóm nhân tố đánh giá các yêu cầu cơ bản (Basic requirements) - bao gồm các yếu tố về thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục cơ bản - Việt Nam xếp hạng thấp nhất về môi trường kinh tế vĩ mô, đứng ở vị trí thứ 106. Ở nhóm này, xếp hạng cao nhất dành cho Việt Nam thuộc về tiêu chí chăm sóc y tế và giáo dục cơ bản, với hạng 64. Xếp hạng chung của Việt Nam ở cả nhóm các yêu cầu cơ bản là hạng 91.

Đối với nhóm các yếu tố nâng cao hiệu quả (Effciency enhancers) - bao gồm các yếu tố về giáo dục bậc cao và đào tạo, độ hiệu quả của thị trường hàng hóa, độ hiệu quả của thị trường lao động, mức độ phát triển thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng công nghệ và quy mô thị trường - xếp hạng dành cho Việt Nam là 71. Trong đó, xếp hạng tiểu mục cao nhất dành cho Việt Nam là ở tiêu chí quy mô thị trường, ở hạng 32. Về mức độ sẵn sàng về công nghệ, Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ 98.

Ở nhóm các yếu tố về năng lực sáng tạo và độ chín kinh doanh, Việt Nam xếp hạng 90 thế giới. Trong đó, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 100 về độ chín kinh doanh và vị thứ 81 về năng lực sáng tạo.

Theo số liệu mà WEF đưa ra, Việt Nam hiện có mức GDP bình quân đầu người là 1.374 USD. GDP tính theo đồng giá sức mua của Việt Nam hiện chiếm 0,38% GDP toàn cầu.

Một số nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á có xếp hạng cao hơn Việt Nam như Philippines (vị trí 65), Indonesia (vị trí 50), Thái Lan (38), Brunei (28), Malaysia (25), Singapore (2). Chỉ có 2 quốc gia Đông Nam Á xếp hạng thua Việt Nam về năng lực cạnh tranh là Campuchia, đứng ở vị trí thứ 85, Timor Leste ở vị trí 136. Lào và Myanmar chưa có tên trong bảng xếp hạng này.

Đức Thắng

标签:

责任编辑:World Cup