Cà phê được các nhà khoa học ví như “con dao hai lưỡi”. Một mặt,ốngcàphêquánhiềutăngnguycơpháttriểnmộtsốbệnhungthưxem bóng đá trực tuyến keonhacai uống cà phê mỗi ngày được chứng minh có tác dụng chữa bệnh mãn tính, giảm nguy cơ béo phì, giảm sỏi mật và chống ung thư. Nhưng mặt khác, cà phê (đặc biệt là khi tiêu thụ quá mức) lại gây hại cho người mắc chứng đau nửa đầu, làm gián đoạn giấc ngủ, có hại cho thai kỳ, thậm chí làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư.
Giáo sư Frank Hu Trưởng khoa Dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, ĐH Harvard (Mỹ) đã 20 năm nghiên cứu tác dụng của cà phê, dựa trên dữ liệu từ gần 210.000 người tham gia. Vị này nhấn mạnh cà phê là loại đồ uống có nguồn gốc thực vật, chứa caffeine và hàng trăm hợp chất hoạt tính sinh học. Lợi ích của cà phê đến từ sự kết hợp của nhiều hợp chất, khoáng chất và chất chống oxy hoá.
"Kết quả tổng thể từ các nghiên cứu cho thấy cà phê lợi hơn là hại cho sức khỏe. Uống cà phê với lượng vừa phải là một phần trong chế độ ăn lành mạnh với hầu hết mọi người", Giáo sư Frank Hu cho biết.
Theo Giáo sư này, uống cà phê mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, ung thư gan, bệnh Parkinson và trầm cảm, giảm nguy cơ tử vong sớm. "Chúng tôi nhận thấy lợi ích của cà phê rõ ràng hơn ở những người không hút thuốc", Giáo sư Harvard chia sẻ.