【soi kèo wolfsburg】Đánh giá rõ hơn công tác điều hành, phối hợp trong phòng, chống dịch Covid

作者:Cúp C1 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 20:55:45 评论数:
Dòng người đổ về quê sau khi TPHCM nới lỏng giãn cách.

Đó là một trong nhiều đề nghị được nêu tại báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2021,Đánhgiárõhơncôngtácđiềuhànhphốihợptrongphòngchốngdịsoi kèo wolfsburg dự kiến năm 2022.

Báo cáo này do Ủy ban Kinh tế chủ trì, có tổng hợp ý kiến của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước khi hoàn thiện gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

Còn lúng túng, cứng nhắc, thiếu tính đồng bộ

Để nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề, trong đó có công tác phòng chống dịch Covid-19.

Theo cơ quan thẩm tra, công tác phòng, chống dịch vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, sợ chịu trách nhiệm ở một số nơi. Việc áp dụng các biện pháp cách ly, phong tỏa, hạn chế di chuyển và công tác phối hợp, tổ chức thực thi tại một số địa phương còn lúng túng, cứng nhắc, thiếu tính đồng bộ, nhất quán, chưa được điều chỉnh kịp thời, vừa không bảo đảm mục tiêu phòng, chống dịch, vừa phát sinh thủ tục hành chính, gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, gia tăng chi phí không cần thiết.

Công tác dự báo, xây dựng kịch bản, phương án ứng phó tại một số địa phương còn hạn chế, việc xử lý các vấn đề cụ thể, đột xuất chưa thực sự hiệu quả, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch còn hạn chế; có hiện tượng lợi dụng chính sách phòng, chống dịch và việc quyên góp, ủng hộ để trục lợi.

Ủy ban Kinh tế đề nghị đánh giá rõ hơn công tác điều hành, phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 của các địa phương và làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, những hạn chế lớn, nhất là hành lang pháp lý để ứng phó với tình trạng khẩn cấp về y tế, việc đầu tưsản xuất vắc-xin, thuốc điều trị, quản lý dân cư... bộc lộ trong quá trình phòng, chống dịch thời gian qua để có các chiến lược, chính sách phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn.

Báo cáo thẩm tra cũng nêu rõ, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tài khóa, tiền tệ - tín dụng và an sinh xã hội để hỗ trợ cho người dân và tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19.

Bên cạnh những mặt tích cực, một số chính sách được giải ngân với tỷ lệ cao thì một số chính sách chưa tương xứng với tính chất phức tạp, dài hạn và quy mô tác động lớn của đại dịch, còn khó khăn trong điều kiện tiếp cận, tỷ lệ giải ngân thấp. Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho người lao động còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa kịp thời với một số đối tượng, các chính sách được ban hành chủ yếu là các giải pháp giải cứu ngắn hạn mang tính ứng phó trước mắt, có thời hạn áp dụng hạn chế. Chưa xây dựng được bộ tiêu chí, điều kiện thống nhất về làm việc, sản xuất, kinh doanh an toàn và kế hoạch phục hồi kinh tế mang tính tổng thể.

Cơ quan thẩm tra đề nghị đánh giá rõ hơn kết quả, tỷ lệ giải ngân các gói hỗ trợ và cho biết có ý kiến cho rằng các gói hỗ trợ vẫn khiêm tốn, khó tiếp cận, thấp hơn các nước trong khu vực về quy mô, thiếu cân bằng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ - tín dụng.

Dư địa để các ngân hànggiảm thêm lãi suất vẫn còn

Liên quan đến chính sách tiền tệ, cơ quan thẩm tra phản ánh, theo Báo cáo của Chính phủ, lãi suất liên tục được điều chỉnh giảm, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng mức giảm 0,55% ở thời điểm cuối tháng 7/2021 so với cuối năm 2020 vẫn còn thấp, chưa đáp ứng kỳ vọng với mức độ khó khăn của doanh nghiệp, chưa thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Dư địa để các ngân hàng giảm thêm lãi suất vẫn còn, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng ưu đãi với lãi suất cho vay thấp, báo cáo thẩm tra nêu rõ.

Ủy ban thẩm tra đề nghị báo cáo rõ hơn các hoạt động hỗ trợ của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp, người dân và người lao động bị ảnh hưởng nặng từ dịch bệnh.

Nhận định nguy cơ gia tăng nợ xấu là hiện hữu, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị báo cáo, phân tích rõ hơn về tăng trưởng tín dụng, kết quả xử lý nợ xấu, tình hình nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, nhất là nợ xấu đối với tín dụng tiêu dùng, tín dụng của các khách hàng lớn, tín dụng đối với các dự ánbất động sản, các dự án BOT, BT giao thông, thực chất nợ xấu do cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ; so sánh số liệu về nợ xấu trước và sau khi dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát.

Cơ quan thẩm tra còn lưu ý, trong bối cảnh kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn phát triển mạnh và có dấu hiệu “nóng”. Chính phủ cần bổ sung phân tích, đánh giá rõ hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp bất động sản, tỷ lệ trái phiếu không có tài sản đảm bảo, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong tổng khối lượng phát hành; có chế tài xử lý nghiêm các doanh nghiệp lách luật phát hành trái phiếu sai quy định.

最近更新