TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtMáybayTrungQuốchạcánhtráiphépxuốngHoàlich thi đau ngoại hạng anho những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay, báo VnExpress trích nguồn từ Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV ngày 6/2 đưa tin, máy bay dân dụng thương mại của Trung Quốc cất cánh từ sân bay quốc tế Mỹ Lan, Hải Nam đã ra đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Việc máy bay Trung Quốc hạ cánh trái phép ở đảo Phú Lâm khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng, phức tạp. Ảnh CCTV
Đảo Phú Lâm là nơi Trung Quốc đặt bộ máy chính quyền của cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà nước này lập ra trái phép nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Trung Quốc trước đó chủ yếu sử dụng đường thủy để chở hàng hóa và người ra đảo Phú Lâm.
Được biết Bắc Kinh vừa cải tạo, nâng cấp đường băng phi pháp trên đảo Phú Lâm, cho phép cất hạ cánh máy bay cỡ lớn, chẳng hạn như Boeing 737 có sức chứa đến 200 người. Cách đây không lâu, Trung Quốc cũng đã cho hạ cất cánh bất hợp pháp máy bay dân sự chở vợ con, thân nhân sĩ quan, binh lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) xuống sân bay đá Chữ Thập, theo thông tin trên báo Giáo Dục Việt Nam.
Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ năm 1974. Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các việc làm của Trung Quốc tại hai quần đảo này là sự xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Biển Đông Việt Nam nhìn từ cửa sổ máy bay. Ảnh ocean-fortune.com
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Dân Trí, vào hồi đầu tuần này, các quan chức chính phủ Brunei và Ấn Độ đã thảo luận về tình hình tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và hai bên đều cho rằng các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh có nguy cơ cản trở tự do hàng hải tại vùng biển nóng bỏng này.
Nhận định trên được đưa ra trong khuôn khổ chuyến thăm của đoàn đại biểu chính phủ Ấn Độ do Phó Tổng thống Hamid Ansari dẫn đầu đang có chuyến thăm Brunei ngày 2/2, tờ Hindu đưa tin.
“Phía Brunei đã thông báo cho chúng tôi rằng quá trình đàm phán về bộ quy tắc ứng xử (COC) cho khu vực Biển Đông đang được tiến hành. Ấn Độ ủng hộ cách giải quyết thông qua đàm phán của Brunei để giải các tranh chấp biển với Trung Quốc”, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Anil Wadhwa phụ trách về phương Đông cho biết.
Ấn Độ - Brunei quan ngại Trung Quốc cản trở tự do hàng hải trên Biển Đông. Ảnh PTI
Nhân dịp này, Ấn Độ và Brunei cũng hoàn tất đàm phán cho một hiệp định quốc phòng song phương nhằm đảm bảo các tuyến vận tải năng lượng không bị gián đoạn giữa Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Một quan chức quân sự Ấn Độ tại Brunei cho biết hiệp định trên sẽ đảm bảo nền tảng pháp lý cho việc hợp tác hơn nữa về an ninh hàng hải giữa hai nước và đảm bảo an toàn cho các tuyến vận tải năng lượng của Ấn Độ với Brunei.
Theo các nguồn tin, Ấn Độ quan ngại Trung Quốc gần đây tăng cường ảnh hưởng tới hoạt động của cảng Muara, một cảng quan trọng của Brunei và khu vực Đông Nam Á. Brunei phần lớn xuất khẩu dầu mỏ cho Ấn Độ qua cảng Muara nằm trong khu vực Biển Đông.
Minh Thùy (T/h)
Hướng về 4 đồng bào còn mắc kẹt trong trận động đất 6,4 độ richter ở Đài Loan