【h2 anh】Chỉ 29% doanh nghiệp triển khai chính sách liêm chính
Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo “Công bố báo cáo khảo sát Hiện trạng thực hành liêm chính trong kinh doanh và nhu cầu hỗ trợ xây dựng năng lực của doanh nghiệp” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 29/12,ỉdoanhnghiệptriểnkhaichínhsáchliêmchíh2 anh tại Hà Nội.
Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại hội thảo |
Khảo sát về hiện trạng thực hành liêm chính trong kinh doanh được VCCI phối hợp với Công ty Tư vấn Quản lý OCD thực hiện trong tháng 9 và tháng 10/2015, với 180 DN (gồm DN trong nước và nước ngoài), tại 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Các DN tham gia khảo sát hoạt động trong các lĩnh vực chế biến lương thực và thực phẩm, da giày, dệt may, ngành công nghiệp lắp ráp, điện-điện tử, ngân hàng.
Kết quả khảo sát cho thấy, hơn 92% DN nhận thức đầy đủ về liêm chính, minh bạch cũng như các quy tắc ứng xử trong kinh doanh, nhưng hiện mới chỉ có 29% DN đã triển khai các quy chế, chính sách, quy trình liên quan đến kinh doanh liêm chính, minh bạch. Đáng chú ý, còn nhiều DN chưa thực hiện đúng các quy định trong mua sắm-đấu thầu, luân chuyển cán bộ, tặng quà và nhận quà, khiếu nại, tố cáo…
Lý giải cho nguyên nhân vì sao các DN Việt Nam chưa thực hiện và thực hiện chưa thành công chương trình liêm chính trong DN, đại diện cho nhóm nghiên cứu, bà Trần Thị Kim Thu, Chuyên gia thống kê, Công ty Tư vấn Quản lý OCD cho rằng, do DN Việt chưa có đủ khả năng kiểm soát hết các quy định về hoạt động của doanh nghiệp; thiếu nhân lực, khó khăn trong việc xác định giá trị cốt lõi và nếu có triển khai thì việc phổ biến, đào tạo thường xuyên còn hạn chế, chưa có sự đồng thuận cao trong DN…
Ông Nguyễn Quang Vinh, Ủy viên Ban Thường trực, Phó Tổng Thư ký VCCI cho rằng, liêm chính và minh bạch là lõi của quản trị kinh doanh, chi phối quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin trong nội bộ DN, tạo nền tảng cho DN phát triển.
Bởi vậy, “thời hội nhập, DN đừng chỉ săn tìm những cơ hội lợi nhuận ở “vùng nước đục”, đó là cách làm đã cũ và chỉ mang tính ngắn hạn. Cơ hội thực sự chỉ dành cho những DN có cái nhìn dài hạn theo đuổi giá trị bền vững”, ông Vinh nhấn mạnh.
Ông Floian Beranek, Chuyên gia cao cấp về Trách nhiệm xã hội, UNIDO cho biết, nguyên tắc liêm chính không còn giới hạn trong phạm vi tuân thủ phổ biến hiện nay mà thuộc về văn hóa DN trong xây dựng các giá trị. “Liêm chính là yếu tố phải có đối với DN muốn tăng vị thế trong chuỗi sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng”, vị chuyên gia của UNIDO nói./.
Tin và ảnh: Thiện Trần
(责任编辑:La liga)
- Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- Năm 2021, bồi thường khi thu hồi đất tính theo bảng giá đất hay giá đất cụ thể?
- Dự báo giá đất còn tăng, TP.HCM vẫn đề xuất giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất
- BĐS phía đông TP.HCM hút giới đầu tư nhờ lợi thế hạ tầng
- Thời tiết Hà Nội 9.9: Mưa rào kèm giông kéo dài nhiều ngày
- Cách xử lý khi diện tích đất thực tế không khớp với sổ đỏ
- Kim Oanh Group xây dựng môi trường làm việc đáng mơ ước
- TP.HCM lý giải 61 dự án BĐS bị ‘ngâm’ hồ sơ chấp thuận đầu tư
- 5 phút tối nay 5
- Giới đầu tư ‘săn lùng’ dự án sinh lời 24/7 tại Phú Quốc
- Đê mê trước ngôi nhà của người phụ nữ yêu bếp núc
- Ngăn giới đầu cơ ‘thổi’ giá đất, TP.HCM chỉ đạo khẩn
- Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- Trường quốc tế nổi danh nước Mỹ sắp khai trương ở Ecopark
- Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- Dự án The Sound
- Điều gì gia tăng sức hút cho BĐS nghỉ dưỡng?
- 6 loại hoa trồng ban công mang đến tài vận tốt cho gia chủ
- Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- Thế chấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng cần những điều kiện gì?