当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bảng xếp hạng giải serie a】Xử lý hơn 1.000 tỷ đồng nợ thuế nhập khẩu ô tô

Cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng kiểm tra ô tô nhập khẩu.

Cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng kiểm tra ô tô nhập khẩu. Ảnh: Mạnh Quân

Chống gian lận trị giá tính thuế ô tô

Theửlýhơntỷđồngnợthuếnhậpkhẩuôtôbảng xếp hạng giải serie ao đại diện Cục Thuế XNK, trong năm 2017 không phát sinh trường hợp truy thu thuế mặt hàng xe ô tô nhập khẩu, các vụ việc nợ thuế đều phát sinh từ những năm trước.

Đại diện Cục Thuế XNK cho hay, giá khai báo nhập về phụ thuộc vào chủng loại xe, các tiện ích bên trong xe và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa nên giá khai báo cũng rất khác nhau...

Hiện việc quản lý khai báo trị giá hải quan đối với mặt hàng ô tô được cơ quan hải quan thực hiện rất chặt chẽ. Trên thực tế, để ngăn ngừa các hành vi gian lận thuế, Hải quan Việt Nam đang thực hiện 6 bước để xác định giá khai báo hàng hóa là: Trị giá giao dịch; trị giá của hàng hóa giống hệt; trị giá của hàng hóa tương tự; phương pháp trừ lùi; phương pháp tính toán và cuối cùng là phương pháp suy luận - dựa trên các thông tin được quy định để xác định trị giá hải quan (theo Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính).

Việc quản lý khai báo trị giá hải quan đối với mặt hàng ô tô được cơ quan hải quan thực hiện rất chặt chẽ. Trách nhiệm của DN là khai báo chính xác trị giá hàng hóa nhập khẩu. Cơ quan hải quan có trách nhiệm xác định và tham vấn giá tính thuế với DN; đồng thời có thể tiến hành kiểm tra sau thông quan trong vòng 5 năm đối với hoạt động XNK của DN, nếu phát hiện sai sót có quyền truy thu, xử phạt thuế theo quy định của pháp luật.

Giải quyết tranh chấp tại tòa án

Theo ông Lê Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (XNK), Tổng cục Hải quan, hiện số nợ thuế đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu đều thuộc những trường hợp phải đưa ra tòa án để giải quyết khiếu nại của DN về xác định trị giá hải quan... Số nợ thuế này không phải do DN nhập khẩu hàng hóa không nộp thuế mà do ấn định thuế từ khâu kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan.

Ông Lê Mạnh Hùng cho biết thêm, theo hiệp định khi Việt Nam gia nhập WTO, trị giá hải quan được xác định trên cơ sở người nhập khẩu khai báo. Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam vẫn đang đồng bộ hệ thống pháp luật, quản lý, nâng cấp kết nối, nhiều DN lợi dụng để khai báo trị giá thấp nhằm trốn thuế.

Lý giải về tình trạng xảy ra khiếu nại liên quan đến vấn đề ấn định thuế đối với việc xác định trị giá hải quan mặt hàng ô tô nhập khẩu, ông Hùng cho biết, riêng mặt hàng ô tô, việc tranh chấp về trị giá giữa hải quan và DN về những khoản phải cộng vào trị giá hải quan không chỉ riêng ở Việt Nam, mà đây là vấn đề tương đối phức tạp ở khu vực Đông Nam Á. Trong đó, có những khoản phí không phải cộng vào trị giá hải quan theo quan điểm của DN, nhưng lại không phù hợp với quy định của chính sách pháp luật và phải cộng vào trị giá hải quan, dẫn đến số thuế phải nộp tăng thêm. Ông Hùng cho biết thêm, đến nay một phần đã được DN nộp, một phần đang được tòa án giải quyết theo khiếu nại của DN.

Hiện Công ty Tân Thành Đô nợ 669 tỷ đồng tiền thuế ấn định, đã nộp vào ngân sách 55 tỷ đồng; Công ty Phương Minh nợ 57 tỷ đồng và đang khiếu nại; Công ty cổ phần ô tô Trường Hải cũng có khiếu nại và tòa án đang thụ lý hồ sơ từ phía Trường Hải. “Cơ quan hải quan đã cung cấp hồ sơ và sẵn sàng phục vụ việc xét xử của tòa án...”, ông Hùng nói.

Tháng 6/2017, Tổng cục Hải quan đã có văn bản yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra các tiêu chí nguồn gốc xuất xứ (C/O) đối với mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ ASEAN và Ấn Độ áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo đúng quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC; các thông tư của Bộ Công thương hướng dẫn về C/O. Giải pháp này đã phát huy tác dụng, hạn chế được tình trạng chênh lệch lớn giữa giá khai báo của DN với giá tham chiếu của cơ quan hải quan, qua đó góp phần chống thất thu thuế hiệu quả.


Hải Linh

分享到: