【thuy sĩ vs】Quản trị nợ nhìn từ thực tế một số công ty công nghệ

 人参与 | 时间:2025-01-12 23:39:45

Quy mô nợ phải trả của FPT trong 9 tháng qua tăng khoảng 18%

Quy mô nợ phải trả của FPT trong 9 tháng qua tăng khoảng 18%,ảntrịnợnhìntừthựctếmộtsốcôngtycôngnghệthuy sĩ vs nhưng vốn chủ sở hữu cũng tăng thêm 8,2%.

Cơ cấu vốn ít “lệch pha”

Tại bảng cân đối kế toán của FPT, nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng so với đầu năm, nhưng diễn biến tăng của nợ cũng tương đồng với xu hướng tăng thêm của vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, quy mô nợ phải trả của FPT trong 9 tháng năm 2020 tăng khoảng 18%, nhưng vốn chủ sở hữu cũng tăng thêm ­­­­8,2%. Do vốn chủ sở hữu tăng chậm hơn nợ phải trả nên tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu có sự chuyển dịch chút ít từ mức dưới 1 hồi đầu năm, sau 9 tháng đã nhích lên cao 1 chút ít, nhưng vẫn là một tỷ lệ khá cân bằng. Ngoài ra, nợ tăng của FPT trong 9 tháng qua chủ yếu rơi vào nợ dài hạn, là nhóm nợ chưa chịu áp lực cao về việc trả nợ (riêng nợ dài hạn trong giai đoạn này tăng gần 108%).

Tập đoàn Công nghệ CMC cũng có những chuyển động cơ cấu nợ gần giống với FPT. Trong 6 tháng đầu năm tài chính 2020 (năm tài chính của CMC bắt đầu từ 1/4 năm trước đến 31/3 năm sau), nợ phải trả của CMC tăng 12,3%, vốn chủ sở hữu tăng 4,7%. Tuy tổng nợ của CMC có tăng nhanh hơn vốn chủ sở hữu, nhưng tỷ lệ nợ của CMC cũng chỉ ở mức nhỉnh hơn chút ít (tại thời điểm cuối tháng 9 là 1,14 lần), vẫn được coi là một cơ cấu tài chính khá an toàn trong bối cảnh chung của các doanh nghiệp hiện nay.

Khi đánh giá về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ngoài việc so sánh nợ và vốn chủ sở hữu thì một tiêu chí khác thường được sử dụng là so sánh nợ ngắn hạn với tài sản ngắn hạn. Với trường hợp CMC, nợ ngắn hạn tuy ở mức 2.692 tỷ đồng, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với quy mô tài sản ngắn hạn có giá trị lên tới 3.069,6 tỷ đồng cùng thời điểm. Nhóm tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao của CMC cũng khá lớn khi riêng giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp này đã lên tới 1.090,5 tỷ đồng, phần lớn là tiền gửi ngắn hạn. Các con số này cho thấy mô hình tài chính của CMC đang ở trạng thái khá dồi dào nguồn tiền để giải quyết các khoản nợ đến hạn.

Nợ cao chưa hẳn rủi ro cao

Xét về lý thuyết, cũng có một số quan điểm cho rằng tỷ lệ nợ/trên vốn chủ sở hữu quanh mức 1 là hợp lý. Với quan điểm này, nợ chỉ ở mức xấp xỉ ngang bằng vốn thì rủi ro thanh toán của doanh nghiệp đó là thấp, vốn tự có của doanh nghiệp đủ mạnh để có thể giải quyết hết nợ nần nếu cần thiết. Thực tế, nhiều mô hình kinh doanh vẫn chấp nhận tỷ lệ giá trị nợ cao hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu, thậm chí có thể lên đến 2 lần vẫn là một mô hình chưa rơi vào ngưỡng rủi ro nếu doanh nghiệp kiểm soát tốt dòng tiền.

Trong câu chuyện tài chính của các công ty công nghệ, cơ cấu nợ của FPT và CMC tương đối tương đồng, nhưng đây có thể chỉ là sự ngẫu nhiên và không phải là một cơ cấu điển hình chung của các doanh nghiệp công nghệ. Chẳng hạn cũng là doanh nghiệp công nghệ, nhưng Công ty cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel) có tỷ lệ nợ khoảng 1,87 lần.

Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào cơ cấu nợ như trên, việc đánh giá rằng Saigontel là doanh nghiệp có rủi ro tài chính cao thì cũng sẽ chưa thể đầy đủ. Saigontel tuy có tỷ lệ nợ cao, nhưng tỷ lệ vay (và nợ thuê tài chính) của công ty này lại khá thấp, với tổng giá trị vay (và nợ thuê tài chính) cả dài hạn và ngắn hạn chỉ là 439,9 tỷ đồng, chiếm 27,3% tổng nợ của công ty.

Phần lớn nợ của Saigontel có nguồn gốc nhờ chiếm dụng vốn từ các đối tác. Ở một góc độ nào đó, khả năng chiếm dụng vốn cũng là một “năng lực” tích cực của một doanh nghiệp, do biết tận dụng vốn của người khác mà không phải trả chi phí lãi vay (kéo dài thời gian thanh toán tiền mua hàng, trì hoãn thời điểm góp vốn…). Nhìn vào chi phí tài chính của Saigontel trong kỳ cũng có thể thấy chi phí tài chính của Saigontal thậm chí đang có xu hướng giảm mạnh 39,3% trong 9 tháng 2020. Chi phí lãi vay giữa 2 thời kỳ này cũng giảm khoảng 30%, riêng chi phí lãi vay quý III/2020 đã giảm mạnh tới 64,3% so với quý III/2019.

Hoàng Long

顶: 9踩: 1