Sự trùng hợp về thời điểm diễn ra World Cup và các cuộc khủng hoảng đang là mối lo lắng của một vài nhà kinh tế. Ảnh: CNBC/Getty Images Theo Dario Perkins, một nhà kinh tế học của công ty nghiên cứu Lombard Street Research, đối với nhiều người, sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh này chính là khoảng thời gian của những lo lắng và mất mát. Và thị trường chứng khoán cũng đã từng điêu đứng trong khoảng thời gian mà World Cup này diễn ra. World Cup được tổ chức 4 năm 1 lần và năm nay sẽ diễn ra trong 4 tuần tại Brazil bắt đầu từ 12/6. Mùa giải đầu tiên được tổ chức năm 1930 – cũng chính là năm diễn ra cuộc Đại suy thoái. Gần đây nhất, World Cup cũng diễn ra cùng năm với cuộc suy thoái ở Mỹ năm 1990 khi mà thị trường trái phiếu sụp đổ tại Mỹ và lan rộng sang các thị trường phát triển khác; năm 1994, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và sự sụp đổ của quỹ đầu cơ Long Term Capital Management năm 1998, hay sự sụp đổ của thị trường nhà đất Mỹ năm 2006 và bắt đầu khủng hoảng ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu năm 2010. Chính những sự trùng hợp có vẻ ngẫu nhiên này đã làm cho Perkins phải lo lắng. Ông cho biết, chính sách của Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe chính là một trong những yếu tố có thể dẫn đến khả năng bong bóng thị trường xảy ra. Nới lỏng chính sách tiền tệ ở Nhật đã dẫn đến chỉ số Nikkei tăng mạnh và sự suy yếu của đồng yên trong một nỗ lực chống giảm phát và chuyển đổi nền kinh tế sang mức tăng trưởng trung bình. Nhưng hiện nay, dường như các chính sách này đã không còn mấy tác dụng. Chỉ số Nikkei 225 đã tăng trên 40% kể từ khi Thủ tướng Abe lên nắm quyền tháng 12/2012. Sự phục hồi đang giảm tốc của nền kinh tế Mỹ cũng là một rủi ro lớn đối với thị trường khi vẫn còn nhiều e ngại rằng nền kinh tế có thực sự đang trên đà phục hồi. Số liệu về doanh thu bán nhà đất tại Mỹ trong tháng 3 đã sụp giảm đến mức thấp nhất trong 8 tháng, xóa đi những kỳ vọng về sự phục hồi nhanh chóng của thị trường bất động sản. Trong vòng vài năm trước, thị trường có thể đã kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng gói kích thích kinh tế. Tuy nhiên, với quyết tâm chấm dứt gói nới lỏng định lượng này của Fed, chắc chắn là sẽ không có thêm một sự hỗ trợ nào từ phía Chính phủ... Đây chỉ là một vài rủi ro được nhận diện. Còn rất nhiều rủi ro khác đang de dọa thi trường mà không ai biết chắc, ví dụ như những gì đang diễn ra ở Ukraine, theo Perkins./. Mai Linh (Theo CNBC) |