TheịchbảnLibyakhótáidiễnởtrực tiếp bóng đá asiad hôm nayo nhà nghiên cứu chính trị Frédéric Encel, về quân sự, nếu phương Tây và NATO có hành động can thiệp vào Syria, sẽ xuất hiện rất nhiều nguy cơ. Khác với quân đội Libya vốn không có nhiều vũ khí và thiết bị hiện đại, quân đội Syria hiện sở hữu nhiều loại tên lửa đáng gờm. Nếu kịch bản tấn công Syria diễn ra, không những phương Tây sẽ phải chịu thiệt hại đáng kể về vật chất, mà Tổng thống Syria Bashar Al Assad còn có thể tấn công vào các nước láng giềng có căn cứ của Mỹ như Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Israel.
Và với khả năng xảy ra các vụ trả đũa, khu vực Trung Đông sẽ rơi vào tình trạng bất ổn kéo dài. Về chính trị, ở Syria còn thiếu nhiều yếu tố cơ bản. Nếu như ở Libya, lực lượng nổi dậy đã tấn công và chiếm lĩnh một khu vực rộng lớn với sự trợ giúp quân sự của phương Tây, thì ở Syria, một đất nước có diện tích nhỏ hơn và việc kiểm soát tập trung hơn, phe đối lập không đủ khả năng giành một phần lãnh thổ. Hơn nữa, Syria có sự ủng hộ của hai nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Trung Quốc và Nga.
Hai cường quốc này liên tục phản đối các hành động can thiệp vào công việc nội bộ một nước khác, và hơn thế, họ cũng là đối tác đã bán cho Syria một số lượng lớn vũ khí. Sự sụp đổ của chính quyền Gaddafi ở Libya càng khiến Nga đề phòng và cảnh giác hơn. Ngoài ra, còn một yếu tố có phần thiết thực hơn là ở Trung Đông, các nước đều phải tự bằng lòng với chế độ của ông Assad vì những lợi ích riêng.
Anthony Cordesman, nhà phân tích an ninh của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng, Mỹ và các đồng minh không có nhiều lựa chọn cho một giải pháp quân sự tại Syria. Theo Cordesman, ở Syria không có một cuộc nổi dậy công khai, cũng không có động lực đằng sau cuộc nổi dậy này. Hơn nữa, quy mô các chiến dịch quân sự là điều cần phải xem xét, ở Syria sẽ lớn hơn nhiều so với các chiến dịch ở Libya và có nguy cơ gây nhiều thương vong hơn cho dân thường cũng như gây ra những thiệt hại khác.
Trên thực tế, Mỹ và các đồng minh đã loại trừ khả năng can thiệp quân sự vào Syria mặc dù họ đã gặt hái được thành công ở Libya. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nulan khẳng định rằng, người dân Syria "đã chọn các biện pháp hòa bình để bày tỏ rõ quan điểm của họ đối với chính phủ, vì vậy, hành động quân sự không phải là biện pháp được người dân Syria, các nước Arập, các nước châu Âu hay Mỹ ưa thích". Tại Pháp, nước đảm nhiệm vai trò chỉ huy các hành động quân sự ở Libya, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cũng khẳng định sẽ không có sự can thiệp vào Syria như ở Libya.
Shibley Telhami, chuyên gia về Trung Đông của trường Đại học Maryland cho rằng, Mỹ và các đồng minh không sẵn lòng can thiệp vào Syria bởi họ không nhận được sự ủng hộ từ thế giới Arab như trong cuộc chiến ở Libya. Ông cảnh báo sự can thiệp đó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Ông nói: "Nếu quốc tế - đứng đầu là phương Tây - can thiệp vào Syria, giống như những gì chúng ta đã thấy ở Libya, không ai có thể đảm bảo rằng sự can thiệp đó sẽ không phát triển thành một cuộc xung đột Syria-Israel".
Telhami cũng cảnh báo rằng, Syria là đồng minh thân cận của Iran và không chắc Iran chịu khoanh tay đứng nhìn quân đồng minh tấn công Syria". Ông kết luận hầu như không nước nào có ý định can thiệp quân sự vào Syria. Tuy nhiên, ông cũng không loại trừ khả năng diễn ra một hành động can thiệp quân sự trong tương lai nếu xảy ra "những vụ thảm sát quy mô lớn" mà không có cách gì để ngăn chặn.
Bạch Dương