【kết quả daegu】Cần mở rộng đối tượng đánh thuế với đồ uống có đường

Cần mở rộng đối tượng đánh thuế với đồ uống có đường

Chiều nay (27/11),ầnmởrộngđốitượngđánhthuếvớiđồuốngcóđườkết quả daegu Quốc hội thảo luận về dự ánLuật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Trong dự thảo, Chính phủ đề xuất bổ sung nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào nhóm đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đây là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm và đang gây nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nhất trí với việc bổ sung nước giải khát có đường vào nhóm đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì đó là một biện pháp định hướng hành vi tiêu dùng, hạn chế lạm dụng chất có đường gây hại cho sức khỏe.

Tuy vậy, đại biểu kiến nghị, Luật cần mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là đồ uống có đường nói chung thay vì nước giải khát có đường.

“Tôi rất lo ngại về tác dụng ngược của đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường vì có thể khiến người tiêu dùng hiểu lầm rằng chỉ có nước giải khát có đường mới không được khuyến khích sử dụng. Trong khi đó trên thực tế, nhiều loại đồ uống có đường khác còn chứa hàm lượng đường cao hơn nước giải khát. Hơn nữa, khái niệm nước giải khát có đường hẹp hơn nhiều khái niệm đồ uống có đường”, đại biểu Thúy nói.

Dẫn thông tin một số quốc gia xác định đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là toàn bộ đồ uống có đường hoặc một số đồ uống có đường cụ thể, đại biểu đề nghị Luật nên quy định theo 1 trong hai hướng. Một là áp thuế đối với đồ uống có đường, có hàm lượng đường trên 5g/100ml (đại biểu ưu tiên giải pháp này). Hai là liệt kê liệt kê các nhóm đồ uống có đường thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc giao Chính phủ quy định cụ thể. Nhưng dù quy định theo hướng nào thì cũng cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, chứ không chỉ nước giải khát có đường.

Ở chiều ngược lại, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) lại đề nghị cân nhắc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Đại biểu lấy dẫn chứng, theo Báo cáo đánh giá tác động của Bộ Tài chính, những năm gần đây, tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có đường ở nước ta đã giảm mặc dù chưa cần phải áp dụng thuế…

Đại biểu nhấn mạnh, thực tiễn cho thấy, không phải quốc gia nào áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường cũng đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì: như Brunei, Ấn độ, Chile, Phần Lan, Bỉ… là những quốc gia đã áp dụng thuế thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường nhiều năm nhưng tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tăng đều. Trong khi đó, các quốc gia không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường như Nhật Bản hay Singapore lại có tỷ lệ thừa cân, béo phì thấp nhất.

Cần bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa nhiệt độ

Liên quan đến việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa nhiệt độ, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho rằng, trước đây, điều hòa nhiệt độ có thể được coi là mặt hàng xa xỉ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, hiện nay, điều hòa nhiệt độ đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc và cuộc sống.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc duy trì nhiệt độ phòng phù hợp có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao năng suất lao động trí óc.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) phát biểu.

Theo đại biểu, Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ. Các nước khác kiểm soát điều hòa theo 2 khía cạnh khác, một là kiểm soát dung môi làm lạnh, và hai là mức tiêu thụ điện năng.

Hiện nay, Việt Nam đã có quy định kiểm soát dung môi làm lạnh, theo hướng giảm hạn ngạch nhập khẩu các dung môi làm lạnh gây tác động tiêu cực đến tầng ozone và gây hiệu ứng nhà kính. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, do hạn ngạch nhập khẩu giảm, chi phí mua dung môi làm lạnh tăng liên tục trong các năm qua, trung bình mỗi năm tăng khoảng 15 - 20%.

Việt Nam cũng đã có quy định về hiệu suất năng lượng đối với điều hòa nhiệt độ và ngày càng theo hướng tăng hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Do đó, đại biểu cho rằng, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa là không còn cần thiết và cần được bãi bỏ.

Đối với sản xuất ô tôchuyên dùng như xe cứu thương, xe chở tiền, xe chở phạm nhân… đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng chỉ ra nhiều vướng mắc về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đơn cử, để sản xuất xe cứu thương, các doanh nghiệp sẽ phải sử dụng đầu vào là một chiếc xe loại 9 chỗ hoặc 12 chỗ chưa được gắn nội thất. Những chiếc xe nguyên liệu đầu vào này thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, với mức thuế suất có thể lên đến 50%. Nhà sản xuất khi mua nguyên liệu đầu vào này thì đã phải trả thuế thông qua giá mua xe.

Sau khi cải tạo xe thương mại này thành xe cứu thương, bán ra, thì xe cứu thương thuộc diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Các doanh nghiệp không được khấu trừ hay hoàn đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt đầu vào. Nói cách khác, đầu vào thì đã phải nộp thuế, mà đầu ra thì không được khấu trừ.  

Kết quả là chi phí sản xuất các xe ô tô cứu thương tại Việt Nam tăng từ 35 - 40%. Với giá xe cứu thương khoảng 1 tỷ đồng mỗi chiếc, thì Nhà nước đang thu thuế tiêu thụ đặc biệt khoảng 250 đến 300 triệu đồng cho mỗi chiếc xe cứu thương. Với khoảng 2000 chiếc xe cứu thương trên toàn quốc thì chúng ta đang thu khoảng 500 đến 600 tỷ đồng và chi phí này cuối cùng dồn lên người bệnh. Điều này làm tăng chi phí y tế, giảm khả năng tiếp cận dịch vụ của người bệnh.

Tình trạng này cũng xuất hiện đối với các loại xe chuyên dùng khác như chở phạm nhân, chở tiền. Điều này gây triệt tiêu sản xuất trong nước, gây thiệt hại lớn cho ngành cơ khí ứng dụng.

Do đó, đại biểu đề nghị phải có cơ chế để khấu trừ và hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở đầu vào đối với các doanh nghiệp sử dụng ô tô thương mại để sản xuất ô tô chuyên dùng.

Đối với mặt hàng xăng, hiện nhiều nước đang đánh thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế bảo vệ môi trường, không áp dụng cùng lúc hai loại thuế. trong khi đó, Việt Nam vừa áp thuế bảo vệ môi trường vừa áp thuế tiêu thụ đặc biệt.  

"Xăng không phải mặt hàng xa xỉ, nên việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng cũng là nhằm bảo vệ môi trường. Đề nghị nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng. Trong trường hợp cần thiết thì điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường cho phù hợp với mục tiêu của loại thuế này", đại biểu Hà Sỹ Đồng kiến nghị.

Riêng với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị cần đánh giá kỹ tác động và xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế phù hợp, vừa đủ sức điều tiết tiêu dùng nhưng cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống việc làm của người lao động. Mức thuế tiêu thụ đặc biệt cần được xác định hợp lý để đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước hiệu quả, bền vững nhưng không gây áp lực lên các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế.

Một số đại biểu khác đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm hàng hóa không thân thiện với môi trường và sức khỏe vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như thuốc lá điện tử, pin, lốp xe ô tô, túi ni lông, sản phẩm nhựa dùng một lần... 

World Cup
上一篇:Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
下一篇:Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi