Tình trạng viên chức y tế bỏ việc,ứcytếnghỉviệcnhiềuDođkèo đồng banh nửa trái là gì xin thôi việc nhiều diễn ra ở tỉnh từ đầu năm 2021 đến nay, nhiều nhất chuyên môn bác sĩ và điều dưỡng. Đây là thực trạng đáng quan ngại khi nguồn nhân lực còn thiếu tại tỉnh cũng là bác sĩ và điều dưỡng...
Nhiều nhân viên y tế bỏ việc, xin thôi việc, xuất phát từ nguyên nhân thu nhập thấp. Ảnh minh họa
Nguyên nhân nào là chủ yếu ?
Là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh, nhưng tình trạng nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc xảy ra khá nhiều ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong đó đa số là bác sĩ và điều dưỡng. Ông Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho hay: “Từ đầu năm 2021 đến nay bệnh viện đã có 21 nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc. Trong đó, có 18 bác sĩ, 2 điều dưỡng và 1 dược sĩ. Trong 18 bác sĩ chỉ có 1 bác sĩ chuyên khoa cấp 1 còn lại là bác sĩ trẻ, mới ra trường. Nguyên nhân được nói đến đa phần là do thu nhập thấp nên không bám trụ ở bệnh viện”.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, số lượng khám, chữa bệnh giảm, đến nay vẫn chưa tăng nhiều trở lại, dẫn đến nguồn thu viện phí giảm, trong khi Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện tự chủ hoàn toàn từ năm 2020 đến nay, đã khó lại càng khó hơn. Riêng năm 2021 mất cân đối thu - chi đến 24 tỉ đồng, gây khó khăn trong các hoạt động chi ở bệnh viện, năm nay vẫn tiếp tục mất cân đối thu chi. Ông Giang cho biết thêm: “Bệnh viện phải tạm ứng nguồn thu viện phí để chi lương, còn chế độ phụ cấp theo lương đều trễ, do khó khăn về tài chính, nhân viên y tế không có lương tăng thêm. Bác sĩ trẻ, mới ra trường khi về công tác ở bệnh viện tổng thu nhập mỗi tháng chỉ vài triệu đồng, không đảm bảo được cuộc sống nên bỏ việc, xin thôi việc. Lực lượng điều dưỡng bệnh viện rất thiếu và hiện tại rất khó tuyển mới, khi lực lượng này bỏ bệnh viện ra đi sẽ rất khó khăn”.
Không chỉ ở bệnh viện tuyến tỉnh, ở tuyến huyện, tuyến xã, nhân viên y tế cũng nghỉ việc nhiều. Ông Lê Văn Khởi, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A, cho biết: “Từ năm 2021 đến nay có 12 viên chức y tế ở trung tâm và trạm y tế xã, thị trấn xin nghỉ việc, trong đó có nhiều nguyên nhân, ngoài thu nhập còn có do áp lực công việc khi dịch bệnh xảy ra, nhân viên y tế chịu áp lực từ gia đình xin nghỉ việc. Tình trạng này khiến khó khăn về nhân lực y tế của huyện đã khó càng khó hơn. Có 2 hộ sinh trung học ở tuyến xã nghỉ việc, trong khi nhiệm vụ này chuyên môn khác khó thay thế được, mã ngành này hiện không còn đào tạo. Trung tâm phải tạm thời bố trí nhân viên từ trung tâm xuống trạm y tế hỗ trợ. Nhưng tình trạng này không thể kéo dài, cần có giải pháp tuyển dụng nhân viên y tế cho các trạm còn thiếu”.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A, trung tâm còn thiếu trên 60 bác sĩ và điều dưỡng đảm bảo nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe Nhân dân tốt nhất.
Toàn ngành y tế Hậu Giang từ đầu năm 2021 đến nay đã có 88 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc, trong đó có 25 bác sĩ, 15 điều dưỡng, 12 dược sĩ, 3 kỹ thuật y, 3 hộ sinh, chuyên ngành đào tạo khác là 30 trường hợp. Viên chức y tế bỏ việc, xin thôi việc tập trung trong năm 2021. Viên chức y tế bỏ việc, xin thôi việc nhiều nhất ở tuyến tỉnh với 44 trường hợp, tuyến huyện 39 trường hợp và tuyến xã thấp nhất chỉ có 5 trường hợp.
Theo ông Nguyễn Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế: “Những nguyên nhân viên chức bỏ việc, xin thôi việc được khảo sát là do thu nhập, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, trong đó, đa số nguyên nhân là do thu nhập chiếm 65/88 trường hợp. Trong đó, có 63 trường hợp là viên chức của ngành, còn lại là các trường hợp đào tạo theo địa chỉ sử dụng ra trường các em không về cơ sở y tế nhận việc, nguyên nhân chủ yếu vẫn là thu nhập. Khó khăn do trong quá trình các em học chúng ta chưa hỗ trợ kinh phí, theo quy định khi ra trường các em mới về nhận hỗ trợ đóng học phí, nhưng các em không về nhận nên không ràng buộc bồi thường”.
Vừa mất nhân viên y tế bỏ việc, thôi việc, khó thu hút nguồn nhân lực mới ra trường dẫn đến hệ lụy thiếu nhân lực y tế ở tỉnh, trong đó thiếu nhiều là bác sĩ, điều dưỡng, bác sĩ có chuyên khoa sâu. Các cơ sở y tế dự báo tình trạng này chưa dừng lại nếu không có những giải pháp thể thu hút, giữ chân thầy thuốc.
Thu hút và giữ chân…
Đây là vấn đề trăn trở của ngành y tế tỉnh. Ông Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bày tỏ: “Nếu nguyên nhân của thực trạng này là do thu nhập thì để kéo giảm tình trạng viên chức y tế bỏ việc, xin thôi việc cần có giải pháp đảm bảo thu nhập tương xứng và ổn định. Năm 2022, bệnh viện vẫn đang loay hoay với tình trạng mất cân đối thu chi, việc đảm bảo chi lương đã khó, không có thu nhập tăng thêm cho nhân viên y tế. Hiện tại, chúng tôi mong mỏi trước hết được hỗ trợ giải pháp đảm bảo lương cho nhân viên y tế. Đề xuất tỉnh có cơ chế cho bệnh viện sử dụng khoản kinh phí từ cải cách tiền lương chi lương cho nhân viên y tế hoặc cho cơ chế để bệnh viện có thể ứng 1 năm quỹ lương để đảm bảo tiền lương. Quan tâm nâng chế độ ưu đãi ngành để tăng thu nhập cho nhân viên y tế. Bên cạnh, quan tâm hỗ trợ kinh phí đào tạo,…”.
Thực tế, nếu không giữ chân được y, bác sĩ, nhất là y, bác sĩ giỏi có chuyên môn sâu sẽ khó phát triển được dịch vụ kỹ thuật và tạo uy tín cho bệnh viện, thu hút bệnh nhân.
Trao đổi về định hướng tháo gỡ khó khăn khi nhân viên y tế xin nghỉ việc, ông Lê Văn Khởi, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A, cho rằng: “Việc điều động xuống tuyến xã sẽ khó khăn khi phụ cấp của tuyến xã 100% lương, còn ở trung tâm y tế chỉ có 40%. Khi điều động về xã mà hưởng chế độ phụ cấp ở huyện sẽ khó thuyết phục nhân viên y tế. Đề nghị tăng chế độ phụ cấp cho trung tâm y tế huyện có hệ đều sẽ thuận lợi cho điều động, hỗ trợ. Chúng tôi cũng quan tâm xây dựng môi trường làm việc tốt cho nhân viên y tế, ổn định thu nhập và có điều kiện để phát triển nghề nghiệp. Sở Y tế và Sở Nội vụ có thống nhất nếu như trường hợp nào có bằng chuyên môn xin việc vào cơ sở y tế còn thiếu biên chế sẽ tạm thời hợp đồng cho làm việc, đến khi Sở Y tế tổ chức thi hay xét tuyển biên chế sẽ cho thi tuyển. Trường hợp không có người xin vào làm sẽ tuyển dụng dựa vào các trường hợp đăng ký dự tuyển thi đậu. Đây cũng là hướng mở”.
Sở Y tế tỉnh đang phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế trong thời gian tới nhằm giảm tình trạng nghỉ việc như hiện nay. Ông Nguyễn Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế, cho hay: “Chúng tôi đã đi tham quan mô hình thu hút nguồn nhân lực y tế ở các tỉnh khác. Đang xây dựng các chính sách để tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ cho viên chức học đại học và sau đại học, sinh viên ngành y dược để khi các em ra trường về tỉnh làm việc. Hỗ trợ cho nhân viên y tế phường, xã, thị trấn”.
Trước thực trạng này, để giảm tình trạng nhân viên y tế bỏ việc, xin thôi việc, Sở Y tế tỉnh cũng đã kiến nghị Bộ Y tế tham mưu cho Chính phủ cải cách chính sách tiền lương đối với nhân viên y tế. Đồng thời, trong công tác tuyển dụng viên chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp có quy định đặc cách riêng cho các chức danh chuyên môn y tế.
Hy vọng với các giải pháp này, sẽ thu hút và giữ chân được nhân viên y tế.
Từ đầu năm 2021 đến nay tại Hậu Giang đã có 88 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc, trong đó có 25 bác sĩ, 15 điều dưỡng, 12 dược sĩ, 3 kỹ thuật y, 3 hộ sinh, chuyên ngành đào tạo khác là 30 trường hợp. Viên chức y tế bỏ việc, xin thôi việc tập trung trong năm 2021. Viên chức y tế bỏ việc, xin thôi việc nhiều nhất ở tuyến tỉnh với 44 trường hợp, tuyến huyện 39 trường hợp và tuyến xã thấp nhất chỉ có 5 trường hợp. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM