【nhận định trận osasuna】Bộ LĐTB&XH: Tăng lương cũng chỉ đáp ứng 90% nhu cầu tối thiểu
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp,ộLĐTBXHTănglươngcũngchỉđápứngnhucầutốithiểnhận định trận osasuna hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
Theo dự thảo vừa mới được Bộ này ban hành để lấy ý kiến các đơn vị liên quan, mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 1/1/2016 gồm 4 mức: mức 3,5 triệu đồng áp dụng đối với vùng 1; mức 3,1 triệu đồng áp dụng đối với vùng 2; mức 2,7 triệu đồng áp dụng với vùng 3 và mức 2,4 triệu đồng áp dụng với vùng 4.
Mức lương tối thiểu trên tăng từ 250.000-400.000 đồng so với năm 2015, tương ứng từ 11,6-12,9% tùy theo từng vùng. Mức tăng này được tính toán dựa trên cơ sở: Bù đủ trượt giá sinh hoạt năm 2015 dự kiến khoảng 4%-5% để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động; cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội khoảng 3%-3,5% và điều chỉnh tăng thêm ở mức vừa phải (khoảng 4-5%) để thực hiện lộ trình điều chỉnh bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động.
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, dù lương có tăng 12,4% vào năm 2016 thì lương tối thiểu cũng mới đáp ứng 90% nhu cầu sống tối thiểu của người dân. (Ảnh minh họa)
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nếu thực hiện theo phương án tại dự thảo thì lương tối thiểu đáp ứng được khoảng 87%-90% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ tùy theo từng vùng. Mức lương tối thiểu vùng này trùng với khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất ngày 3/9.
Mặt khác, phương án trên được đánh giá cũng không ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, do mức tiền lương thấp nhất các doanh nghiệp thực tế đang trả cho người lao động nhìn chung cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2015: vùng 1 là 3,5 triệu đồng, vùng 2 là 3,39 triệu đồng, vùng 3 là 3,14 triệu đồng và vùng 4 là 2,85 triệu đồng.
Doanh nghiệp chủ yếu sẽ phải tăng thêm phần đóng bảo hiểm xã hội. Dự báo chi phí sản xuất tính bình quân chung của các doanh nghiệp tăng khoảng 0,46%, trong đó ngành dệt may tăng khoảng 2,77% và ngành giày da tăng khoảng 2,71%. Mức lương tối thiểu vùng này trùng với khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất ngày 3/9.
Về địa bàn áp dụng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất cơ bản giữ nguyên 4 vùng và danh mục địa bàn ở 4 vùng theo quy định tại Nghị định số 103/2014/NĐ-CP của Chính phủ; đồng thời có điều chỉnh, phân vùng từ vùng 4 lên vùng 3 theo đề nghị của các địa phương: thị xã Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh, thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu, thị xã Cai Lậy và huyện Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang, thị xã Vĩnh Châu và thị xã Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng.
“Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đề nghị gộp địa bàn áp dụng tiền lương tối thiểu vùng theo 4 vùng như hiện hành thành 3 vùng và điều chỉnh tất cả các địa bàn trong tỉnh lên 1 vùng. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thấy rằng, trong điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dự kiến tiếp tục còn gặp khó khăn do tác động của quá trình hội nhập và những thay đổi về chính sách của Nhà nước, vì vậy để tránh tăng đột biến chi phí của doanh nghiệp đề nghị năm 2016 giữ nguyên địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng của tỉnh An Giang”, Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho biết.
Hiện dự thảo đang được lấy ý kiến các đơn vị liên quan đến hết ngày 4/11/2015 để trình Chính phủ ban hành và áp dụng từ 1/1/2016.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, theo số liệu điều tra năm 2015, mức tiền lương thấp nhất thực trả ở doanh nghiệp theo 4 vùng năm 2015: vùng 1 là 3,5 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 3,39 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,14 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 2,85 triệu đồng/tháng, cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định năm 2015. Mặt khác, qua tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương cho thấy, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng nêu trên phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, không gây tăng đột biến chi phí của doanh nghiệp và từng bước tiếp cận nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm đời sống của người lao động. Việc phân theo 4 vùng để áp dụng mức lương tối thiểu về cơ bản phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội, thị trường lao động của các địa phương. |
Theo Infonet
Thứ trưởng Phạm Minh Huân: 'Tăng lương khoảng hơn 10% là hợp lý'
(责任编辑:La liga)
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·Đưa 1000 cán bộ, kỹ sư ra nước ngoài đào tạo
- ·Tin tức mới nhất hôm nay ngày 1/11
- ·Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Phương án tuyển sinh ĐH Thủy lợi
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Tiểu thương vỡ nợ sau đám cháy ở chợ nhà Xanh
- ·Hành khách dọa có bom, Vietjet Air hoãn chuyến bay
- ·Đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015 sẽ tương tự năm 2014
- ·Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- ·Nâng cao chất lượng cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tìm đường xuất ngoại
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Kỳ thi Quốc gia 2015: Phương án sẽ ra sao?
- ·Trung Quốc và Mỹ tìm kiếm điều gì ở Biển Đông?
- ·Một số bệnh viện chưa xử lý thông tin qua đường dây nóng
- ·Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- ·Đọc báo hôm nay: Những tin tức mới cập nhật 24h ngày 9/12
- ·Động đất 5,4 độ richter ở biển Đông
- ·Những thông tin mới nhất về hoạt động của khủng bố IS
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·Biển Đông trở thành tâm điểm tranh cãi của Philippines và Hy Lạp