【hôm nay ai đá với ai】Tháng 12: Phải thu 162 nghìn tỷ đồng để đạt dự toán ngân sách

时间:2025-01-10 11:19:36 来源:Empire777

thang 12 phai thu 162 nghin ty dong de dat du toan ngan sach

Số thu nội địa 11 tháng tăng 14,ángPhảithunghìntỷđồngđểđạtdựtoánngânsáhôm nay ai đá với ai6% so với cùng kỳ năm 2016. Ảnh: H.Vân.

Thu nội địa đạt 86,8%

Cụ thể hơn về cơ cấu thu, trong báo cáo của Bộ Tài chính nêu rõ, thu nội địa 11 tháng đạt 859,2 nghìn tỷ đồng, bằng 86,8% dự toán, tăng 14,6% so cùng kỳ năm 2016. Ước tính có 49/63 địa phương thu đạt trên 89% dự toán (trong đó có 36 địa phương đạt trên 95%) và 59/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ năm 2016, 4 địa phương thu thấp hơn so cùng kỳ.

Thu từ dầu thô đạt 42,4 nghìn tỷ đồng, bằng 110,7% dự toán, tăng 16,5% so cùng kỳ năm 2016 do giá dầu thô Việt Nam thanh toán trong tháng 11 bình quân khoảng 58 USD/thùng, lũy kế từ đầu năm đạt khoảng 54,4 USD/thùng, tăng 4,4 USD/thùng so giá xây dựng dự toán. Sản lượng dầu thanh toán trong tháng ước đạt 1,28 triệu tấn, lũy kế 11 tháng đạt 12,6 triệu tấn, bằng 102,6% kế hoạch.

Thu từ hoạt động XNK đạt 262,4 nghìn tỷ đồng, bằng 92,1% dự toán, tăng 9,3% so cùng kỳ năm 2016. Sau khi hoàn thuế GTGT theo chế độ gần 91,3 nghìn tỷ đồng, thu cân đối NSNN từ hoạt động XNK đạt 171,1 nghìn tỷ đồng, bằng 95,1% dự toán, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Để đạt được mức thu cả năm như đã báo cáo Quốc hội thì nhiệm vụ thu còn rất lớn (khoảng 162 nghìn tỷ đồng, tăng gần 64 nghìn tỷ đồng so với bình quân thu 11 tháng), nhất là các khoản thu ngân sách trung ương (11 tháng mới đạt khoảng 81% dự toán, xấp xỉ cùng kỳ năm 2016).

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã tập trung chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan quyết liệt triển khai các giải pháp quản lý thu, chống thất thu; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp và đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển giá, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Cơ quan Thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra trên 83,7 nghìn DN; qua đó xử lý tăng thu thuế trên 16,1 nghìn tỷ đồng, tăng 18,2% so cùng kỳ năm 2016; đã đôn đốc, cưỡng chế thu khoảng 39,9 nghìn tỷ đồng tiền nợ thuế năm 2016 chuyển sang, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cơ quan Hải quan đã thực hiện trên 6,9 nghìn cuộc kiểm tra sau thông quan, tăng thu cho NSNN là 1,7 nghìn tỷ đồng; phát hiện, bắt giữ được 12,5 nghìn vụ buôn lậu và gian lận thương mại, trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 536,2 tỷ đồng; thu nộp NSNN khoảng 291,6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng tiếp tục rà soát để trình cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chính sách về thu ngân sách phù hợp với tình hình thực tế và các cam kết hội nhập quốc tế như trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho sửa đổi, bổ sung 6 Luật thuế hiện hành, gồm có Luật thuế TNDN, Luật thuế TNCN, Luật thuế TTĐB, Luật thuế GTGT, Luật thuế BVMT và Luật thuế tài nguyên...

Bội chi thấp

Về chi NSNN, tổng chi NSNN 11 tháng đạt 1.136,3 nghìn tỷ đồng, bằng 81,7% dự toán, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong đó: Chi đầu tư phát triển 224,6 nghìn tỷ đồng, bằng 62,9% dự toán, tăng 15% so cùng kỳ năm 2016 với số chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng chính sách nhà nước đạt 100% dự toán. Chi trả nợ lãi 86,5 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% dự toán, tăng 13,5% so cùng kỳ năm 2016, đảm bảo thanh toán kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết. Chi thường xuyên 819,3 nghìn tỷ đồng, bằng 91,4% dự toán, tăng 6,6% so cùng kỳ năm 2016; đặc biệt đảm bảo nguồn kinh phí tổ chức thành công Hội nghị APEC 2017 và hỗ trợ 2,1 nghìn tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 12 và mưa lũ lớn trung tuần tháng 10/2017.

Riêng giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản 11 tháng đạt 62,4% dự toán, bao gồm: vốn đầu tư nguồn NSNN đạt 67,9% dự toán; vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân mới đạt khoảng 6,4 nghìn tỷ đồng, bằng 17,7% dự toán. Ngoài ra, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch 2016 được chuyển sang năm 2017 theo nghị quyết của Quốc hội giải ngân đến nay đạt 6,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40% số chuyển nguồn (17,28 nghìn tỷ đồng).

Đến hết tháng 11/2017, bội chi ngân sách Trung ương khoảng 80,7% dự toán; ngân sách địa phương chênh lệch thu lớn hơn chi.

Để đảm bảo chi tiết kiệm, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã hướng dẫn các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, các đơn vị sử dụng ngân sách phải tổ chức điều hành, quản lý các nhiệm vụ chi trong phạm vi dự toán được giao, đúng chế độ quy định, không ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi NSNN khi chưa có nguồn đảm bảo; thực hiện cắt giảm tối đa, công khai các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài,...

Cùng với đó là rà soát trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ chi NSNN; tiếp tục hướng dẫn về tổ chức mua sắm tài sản tập trung; yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, báo cáo về sắp xếp lại xe ô tô công, xử lý xe dôi dư; trên cơ sở đó trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi cơ chế sử dụng xe công theo hướng mở rộng khoán sử dụng xe công; báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ sắp xếp lại nhà, đất và số tiền thu được từ vị trí cũ khi thực hiện di dời,...

Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra tài chính - ngân sách, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các sai phạm trong quá trình quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

推荐内容