Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê chính thức công bố,ếphụchồităngtrưởngGDPnămướcđạvua phá lưới c1 các năm tăng trưởng GDP của nền kinh tếViệt Nam trong năm 2022 ước đạt 8,02% so với năm trước.
Đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP các năm 2011-2022 lần lượt là: 6,41%; 5,50%; 5,55%; 6,42%; 6,99%; 6,69%; 6,94%; 7,47%; 7,36%; 2,87%; 2,56%; 8,02%.
Như vậy, bất chấp khó khăn của kinh tế toàn cầu, với nhiều quyết sách, chỉ đạo điều hành quyết liệt, hiệu quả, nền kinh tế Việt Nam đã có được sự phục hồi mạnh mẽ, sau những tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, theo Tổng cục Thống kê, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2022 “Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế”, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã nói như vậy.
Cụ thể, trong khu vực này, ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.
Trong khi đó, trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành xây dựng tăng 8,17%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.
Trong 3 khu vực kinh tế, phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ nhất chính là khu vực dịch vụ, với tốc độ tăng trưởng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.
Đặc biệt, một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
Cụ thể, ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15% so với năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm.
Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ, với mức tăng 40,61%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm. Hoạt động tài chính, ngân hàngvà bảo hiểm tăng 9,03%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm...
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, theo Tổng cục Thống kê, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.
Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùngcuối cùng tăng 7,18% so với năm 2021, đóng góp 49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,75%, đóng góp 22,59%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 28,09%.
Bình luận về kết quả này, Tổng cục Thống kê cho biết, kinh tế Việt Nam 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổn cao; lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ.
Cùng với đó, cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mưa bão, hạn hán… đã làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu.
Nhưng trong bối cảnh ấy, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 mà Nghị quyết Đại hội XIII đề ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát sao tình hình, sự thay đổi chính sách của các nước để kịp thời ban hành các chính sách tiền tệ, tài khóa và các giải pháp vĩ mô phù hợp.
Đồng thời, cũng triển khai tích cực, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.
Nhờ đó, nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Môi trường đầu tưkinh doanh cải thiện góp phần tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
顶: 16踩: 26324
【vua phá lưới c1 các năm】Kinh tế phục hồi, tăng trưởng GDP năm 2022 ước đạt 8,02%
人参与 | 时间:2025-01-11 06:56:08
相关文章
- Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- Chính phủ yêu cầu ngăn chặn lợi dụng lễ hội thu lợi bất chính
- Xem xét giảm trần giá vé máy bay
- Số bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn gia tăng vào mùa mưa ở Nam Bộ
- Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- Tàu chìm, "nghỉm" luôn trách nhiệm
- Vũ khí quân sự mới của Trung Quốc trên biển Đông
- Tham nhũng Trung Quốc: Cựu giám đốc cảnh sát sa lưới pháp luật
- Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có bị ảnh hưởng bởi bão Saola?
- Tin mới nhất về giải cứu 12 người trong vụ sập hầm: Đã giải cứu thành công
评论专区