【bang xep hang nhat anh】Lưu giữ “hồn Việt” trên đất Đồng Xoài

Hơn 20 năm lưu giữ “hồn Việt”

Một ngày cuối năm,ưugiữldquohồnViệtrdquotrecircnđấtĐồbang xep hang nhat anh men theo con đường trải nhựa phẳng lì, chúng tôi hỏi nhà chị Phạm Thị Thể, hầu như người dân ở Suối Cam ai cũng biết. Bởi chị Thể có “tiếng” trong nghề làm món bánh truyền thống thơm ngon không thể thiếu vào dịp lễ, tết. Quanh nhà chị Thể, đâu đâu cũng có lá dong, những cái bánh chưng, đòn bánh tét vừa làm xong xếp ngay ngắn chờ nấu.

Cả nhà chị Phạm Thị Thể quây quần gói bánh

Thấy có khách ghé chơi, chị Thể mời chúng tôi vào nhà. Rót ly trà thơm mời khách, chị Thể cho biết: “Năm 1997, gia đình tôi rời quê hương Phú Thọ vào Đồng Xoài lập nghiệp. Ban đầu tôi chỉ buôn bán nhỏ, còn chồng công tác ở một đơn vị nhà nước. Cơ duyên đến với nghề làm bánh rất đơn giản, mỗi dịp lễ, tết gia đình tôi gói một ít bánh chưng, bánh tét để ăn cho vơi nỗi nhớ xa quê, rồi biếu người thân, bà con lối xóm. Thấy bánh ngon nên một số người nói: Sao không làm nhiều để bán cho mọi người thưởng thức?. Nghe mọi người động viên nên tôi bàn với chồng làm bánh để bán. Bánh thơm ngon, chất lượng nên gia đình tôi làm đến đâu khách mua đến đó, thậm chí có hôm “cháy hàng” rất sớm. Nhờ đó gia đình tôi có thêm thu nhập và gắn bó với nghề được hơn 20 năm”.

Để đáp ứng nhu cầu thực khách, chị Thể đặt tên thương hiệu cho sản phẩm của mình “Bánh chưng, bánh tét Long Thể”. Sản phẩm chủ yếu bán trên mạng xã hội và người quen. Trò chuyện với chúng tôi, điện thoại chị Thể reo liên tục vì khách hàng gần xa gọi đến đặt bánh dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi sắp đến. “Bình quân mỗi tháng gia đình tôi gói gần 1.000 bánh cung ứng thị trường; đặc biệt dịp tết năm ngoái gói 1,5 tấn gạo nếp. Mỗi bánh chưng, bánh tét có giá từ 50-70 ngàn đồng/cái (tùy trọng lượng bánh)” - chị Thể nói.

Nghề lắm công phu

Để làm bánh ngon, mỗi người thợ đều có bí quyết cũng như kỹ thuật nấu riêng. Đối với chị Thể, từ công đoạn chọn nếp, ngâm và ướp nếp, đậu, thịt... đến cách gói, nấu bánh phải đảm bảo đúng loại, thời gian và định lượng. Để tạo màu xanh bắt mắt cho bánh, chị thường dùng lá bồ ngót xay lấy nước. Nếp chị ngâm hơn 2 giờ, sau đó vớt ra để ráo nước và đậu xanh ngâm mềm. Thịt ba rọi cắt vuông, dài khoảng một gang tay, ướp với tiêu sọ, ít muối, bột ngọt và hành băm để làm nhân bánh. Nếp và lá gói bánh được chị đặt mua ở ngoài quê chuyển vào. Bởi theo chị, vị nếp và chiếc lá dong ở ngoài quê rất thơm ngon và đẹp. Thoạt nhìn rất đơn giản nhưng để làm ra bánh là cả một quá trình công phu, khéo léo của người thợ. Vừa gói, chị Thể chia sẻ: “Dây phải buộc chặt bánh để lúc nấu, nếp sẽ kết dẻo. Thời gian luộc bánh từ 10-12 giờ, đây là khâu quan trọng vì mất nhiều thời gian và công sức”.

Với bí quyết riêng, bánh của chị Thể luôn ngon, đậm đà. Vì thế, nhiều người ở xa đã điện thoại hoặc tìm đến tận nhà chị để đặt bánh làm quà biếu. “Mỗi cái bánh làm ra bán cho người tiêu dùng phải luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất, như những bánh mà gia đình làm để đặt lên bàn thờ tổ tiên vào dịp tết” - chị Thể tâm niệm.

Chị Lê Thị Diệu ở phường Tiến Thành, khách quen của chị Thể nói: “Nhà tôi đã hơn 5 năm đặt bánh của gia đình chị Thể, bởi hương vị thơm ngon, đảm bảo chất lượng. Ngày thường hoặc dịp lễ, tết tôi hay mua từ 5-7 bánh về ăn và biếu người thân”.

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi cận kề, nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng tăng cao từ 4-5 lần so với ngày thường, cuối tháng chạp, không khí chuẩn bị bánh chưng, bánh tét càng khẩn trương, nhộn nhịp hơn. Vì thế, nghề gói bánh của gia đình chị Thể không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mang hương vị đậm đà, ấm cúng đến mọi người, mọi nhà dịp tết đến, xuân về.

Trường Giang

World Cup
上一篇:Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
下一篇:Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM