Những chính sách chưa có trong tiền lệ
Tự đưa ra thống kê những chính sách liên quan đến doanh nghiệp,ínhsáchgiảmthuếđượcdoanhnghiệpđánhgiálàhữuíchnhấbxh vdqg hy lap theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến hết tháng 7/2021, các bộ ngành, chính quyền cấp tỉnh đã ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành khoảng gần 100 văn bản về chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp. Một con số hết sức ý nghĩa khi mà cả nước còn đang căng mình chống dịch và bộn bề bao mối lo toan. Đối tượng doanh nghiệp vẫn được coi là trung tâm để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Theo VCCI, các doanh nghiệp đánh giá cao mức độ hữu ích của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mà Quốc hội, Chính phủ đã ban hành. Các chính sách hỗ trợ về thuế được các doanh nghiệp đánh giá là hữu ích nhất; tiếp đến là hỗ trợ tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội và phí công đoàn; thứ ba là hỗ trợ giảm lãi suất và giãn thời gian cho vay.
Việc cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp tiếp tục là trọng tâm chính sách. Chính phủ đã ban hành các chính sách như: Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 2/6/2021 về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện (đợt 3) cho các khách hàng sử dụng điện; Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19; Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021…
Các chính sách được ban hành trong bối cảnh cấp bách, chưa có tiền lệ, với nguồn lực nhà nước có hạn đã cho thấy sự đồng hành của Nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp. Các gói hỗ trợ trực tiếp này góp phần quan trọng trong việc tiếp thêm nguồn lực cho doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn do Covid-19 gây ra.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua đã dành hầu hết thời gian, tâm sức để lo cho công tác chống dịch, đau đáu mục tiêu: dập dịch thành công vì sức khỏe và tính mạng của nhân dân là quan trọng nhất, là trên hết và trước hết. Tình thế khẩn cấp đòi hỏi áp dụng những cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch. Do đó, các bộ, ngành, địa phương cũng trên tinh thần đó, vừa thực hiện chống dịch, vừa trong phạm vi quản lý của mình theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề xuất các giải pháp mang ý nghĩa “vượt bão”, mở đường cho sự phát triển.
Giảm thuế, phí để doanh nghiệp chống chịu đại dịch
Bộ Tài chính cũng không là ngoại lệ. Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Tài chính nhận được những lời khen, đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Đã thành truyền thống, Bộ Tài chính luôn triển khai kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với tâm thế chủ động, linh hoạt và hết sức khẩn trương.
Tại hội nghị sơ kết nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối năm 2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Bộ Tài chính và ngành Tài chính trong việc triển khai các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra theo nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
|
Đặc biệt, theo Phó Thủ tướng, Bộ Tài chính đã tham mưu, xây dựng chính sách tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp ứng phó với đại dịch; điều hành chính sách tài khóa chủ động, tích cực. Cùng với đó, Bộ Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thu ngân sách, góp phần thu đúng, thu đủ về ngân sách, kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước; phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, góp phần thực hiện tốt mục tiêu kép.
Đáng lưu ý, triển khai nhanh ý tưởng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã nỗ lực, sáng tạo, nghiên cứu, tham mưu nhiều giải pháp huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ mua vắc-xin phòng, chống Covid-19, tiêm chủng trên diện rộng cho người dân, sớm tạo miễn dịch cộng đồng.
Việc triển khai đồng bộ các chính sách tài khóa khẳng định tinh thần của Chính phủ là luôn luôn đặt doanh nghiệp lên vị trí trung tâm; luôn thấu hiểu và đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Từ đó, tạo thêm niềm tin cho các doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh, vào Chính phủ, giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh. Trên thực tế, cộng đồng doanh nghiệp đang rất khó khăn, nhưng vẫn tồn tại và phát triển được thời gian qua là minh chứng cho sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam.
Trả lời báo chí gần đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, từng thành viên Chính phủ luôn nhận được những phản ánh từ cộng đồng doanh nghiệp, từ người dân. Về phía Bộ Tài chính và Bộ trưởng cũng đã nhận được nhiều phản ánh và đề xuất trong lĩnh vực của mình. “Chính phủ đã tiết kiệm chi, tập trung kinh phí chống dịch, tập trung kinh phí mua vắc-xin tiêm cho dân, hỗ trợ người nghèo. Chính phủ đã ghi nhận nhiều kiến nghị, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp và đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ trực tiếp về tiếp cận tín dụng, nguồn vốn, dòng tiền, kéo dài thời gian vay, giảm lãi suất cho doanh nghiệp, thực hiện các giải pháp giãn, hoãn thuế, giảm 30 loại phí, giảm thuế, giảm chi phí cho doanh nghiệp chống chịu trước đại dịch” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói.
* Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư kí Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme):
Bộ Tài chính đã xem xét kỹ lưỡng và cân nhắc để miễn giảm thuế cho doanh nghiệp
Ông Tô Hoài Nam |
Có thể khẳng định, Bộ Tài chính đã xem xét kỹ lưỡng và cân nhắc giữa các điều kiện để được miễn giảm thuế cho doanh nghiệp (DN). Về mặt kỹ thuật, tôi cho rằng dự thảo nghị quyết đã đảm bảo được các yêu cầu, trách nhiệm của một cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính. Tức là vừa phải tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa phải cân nhắc, tính toán thận trọng để hỗ trợ tối đa cho DN vượt qua khó khăn.
Hiện cộng đồng DN đứng trước rất nhiều khó khăn. Nhiều DN, nhất là DN nhỏ và vừa đứng trước nguy cơ tạm dừng hoạt động, từ bỏ thị trường, phá sản. Kể cả đối với những DN làm ăn tốt thì chi phí sản xuất, kinh doanh cũng bị đội lên khá cao khiến lợi nhuận giảm mạnh. Do đó, chính sách giảm 30% số thuế thu nhập DN phải nộp của năm 2021; giảm 50% số thuế phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV/2021, giảm 30% mức thuế giá trị gia tăng đối với DN, tổ chức hoạt động trong một số nhóm lĩnh vực dịch vụ… là rất cần thiết và phù hợp trong thời điểm này.
Tuy nhiên, chúng ta đều biết, một chính sách thì không thể nào giải quyết được hết các vấn đề DN đang phải đối mặt, mà phải cần sự kết hợp của rất nhiều chính sách, giải pháp khác. Song, có thể thấy, nếu dự thảo nghị quyết trên được thực thi sẽ giảm đi không ít gánh nặng về tài chính cho DN, bởi giảm chi phí về thuế, phí cũng là điều DN vô cùng mong mỏi trước tình hình khó khăn hiện nay.
* Ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam EuroCham:
Thể hiện sự đồng hành và tiếp sức cho doanh nghiệp
Ông Nguyễn Hải Minh |
Cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam nói riêng hiện đang trải qua thời điểm vô cùng khó khăn do đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Quy định về giãn cách xã hội, điều kiện sản xuất kinh doanh, cũng như hạn chế về lưu thông phân phối đang tạo nên gánh nặng cho việc duy trì hoạt động và nguồn thu; đồng thời cũng làm gia tăng chi phí một cách đáng kể đối với doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, mọi hỗ trợ của Chính phủ sẽ tiếp thêm niềm tin cho doanh nghiệp để chống chọi với tình hình chung hiện nay. Ngoài các gói hỗ trợ cho người lao động (dù trực tiếp hay gián tiếp thông qua doanh nghiệp), việc hỗ trợ trực tiếp bằng các biện pháp miễn, giảm thuế, phí luôn được các doanh nghiệp trông đợi và quan tâm ngay từ khi đại dịch bùng phát năm 2020.
Đối với doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh, khó khăn lớn về mặt tài chính chủ yếu nằm ở việc duy trì dòng tiền và lãi vay. Vì vậy, gói hỗ trợ miễn giảm thuế của Chính phủ và Bộ Tài chính có thể sẽ chưa phải là yếu tố mang tính quyết định để giúp doanh nghiệp tồn tại vượt qua đại dịch, tuy nhiên nó đóng vai trò lớn trong việc khích lệ và động viên doanh nghiệp và hơn hết, giúp gia tăng tiêu dùng trong xã hội đặc biệt trong hoàn cảnh hạn chế của ngân sách nhà nước. Ngoài các sắc thuế trong dự thảo, Chính phủ có thể cân nhắc thêm việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế trước bạ với một số nhóm sản phẩm chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch. Nhưng cần lưu ý, việc áp dụng chính sách thuế này cần nhất quán và tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia.
Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu luôn đánh giá cao những cải cách quyết liệt của Bộ Tài chính đặc biệt trong lĩnh vực thuế và hải quan. Trong thời điểm khó khăn này, ngoài việc miễn giảm thuế, việc giảm thiểu tối đa thanh kiểm tra doanh nghiệp kể cả đối với các trường hợp hoàn thuế cũng thể hiện sự đồng hành và tiếp sức cho doanh nghiệp.
Nhóm PV