【ket qua cac tran】Làm rõ thông tin về lời khai "chi tiền chạy vào Quốc hội"

[World Cup] 时间:2025-01-11 04:59:00 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:134次

NHB

Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình trả lời chất vấn tại Quốc hội.

4 bài học sau đại án Hà Văn Thắm

Trả lời câu hỏi của đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) về bài học kinh nghiệm trong việc xét xử nhiều vụ án đại án tham nhũng thời gian qua,àmrõthôngtinvềlờikhaiquotchitiềnchạyvàoQuốchộket qua cac tran đặc biệt là vụ án Hà Văn Thắm, Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho biết, tuy chưa được tổng kết nhưng dư luận đánh giá đây là vụ án công khai minh bạch, tranh tụng đến cùng, rất nghiêm khắc và có bản án phân hoá tội phạm.

Theo Chánh án, từ khi có Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật Hình sự về án treo, sau năm 2013, các thẩm phán “rất ngại việc cho án treo đối với các vụ án kinh tế, tham nhũng”. Tuy nhiên trong vụ án kinh tế lớn này, hội đồng xét xử đã tuyên đến 34 án treo.

“Đây là những người còn trẻ, mới ra trường, làm công ăn lương, không được hưởng lợi gì từ các tài sản phạm tội, đã khai báo thành khẩn, thậm chí là tự nguyện khắc phục hậu quả. Cho nên mặc dù là đại án, nhưng dư luận đánh giá tòa đã rất nghiêm khắc với đối tượng chủ mưu, cầm đầu, đồng thời xét xử nhân đạo, nhân văn đối với những người làm công ăn lương, có một bản án cần thiết để phòng ngừa tội phạm, cảnh tỉnh, răn đe, và vẫn mở đường cho người vi phạm làm lại cuộc đời” - Chánh án cho biết.

Qua việc xét xử vụ án Hà Văn Thắm, Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho biết 4 bài học kinh nghiệm được rút ra:

Thứ nhất là, xác định đúng, chính xác tội danh. Tại lần xét xử sơ thẩm thứ nhất, cơ quan xét xử đã trả hồ sơ yêu cầu cơ quan điều tra, viện kiểm sát truy tố đúng tội danh. Với việc xét xử lần sau, cơ quan điều tra và viện kiểm sát đã truy tố đúng tội tham ô.

Thứ hai là, việc tranh tụng trong vụ án được tiến hành công khai, minh bạch, không hạn chế.

Thứ ba, xét xử có phân hóa, rất nghiêm khắc với đối tượng cầm đầu, nhưng cũng “mở đường” cho những người làm công ăn lương.

Thứ tư, hội đồng xét xử đã làm trọn, làm hết chức năng của mình. Bên cạnh việc tuyên bản án rất nghiêm minh, thì trách nhiệm dân sự cũng trọn vẹn, trong bản án cũng có nhiều kiến nghị khởi tố vụ án, kiến nghị về xử lý cán bộ và kiến nghị xử lý các vấn đề kinh tế.

Bị cáo Châu Thị Thu Nga khai đưa tiền cho doanh nhân kinh doanh vàng

Trong phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu Chánh án Nguyễn Hoà Bình làm rõ thông tin liên quan đến vụ án Châu Thị Thu Nga, nguyên đại biểu Quốc hội, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất - Housing Group. "Có thông tin cho rằng, tại phiên tòa bị cáo khai việc chạy vào Quốc hội, nhưng tòa không cho khai, đề nghị Chánh án nói rõ cho người dân hiểu" - Chủ tịch Quốc hội nói.

Trả lời yêu cầu này, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, vụ án đã xét xử xong ở cấp sơ thẩm. Trong quá trình tranh tụng tại tòa, khi báo chí nêu có việc Hội đồng xét xử không cho khai, hay giấu diếm điều gì… Tòa án Nhân dân Tối cao đã ngay lập tức yêu cầu kiểm tra hồ sơ vụ án, kỹ thuật phòng xét xử và yêu cầu chủ toạ phiên tòa báo cáo, gặp luật sư để làm rõ.

"Phòng xét xử diễn ra bình thường, không xảy ra sự cố kỹ thuật. Trong hồ sơ vụ án có tất cả tài liệu lời khai của Châu Thị Thu Nga, quyết định tách án của cơ quan điều tra, biên bản đối chất của bị cáo Nga và các bên liên quan. Việc chủ tọa phiên tòa dừng việc không cho khai tiếp do vụ án này tách ra là được phép" - Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu rõ.

Trên thực tế đã có nhiều vụ án được tách như vụ án Ngân hàng Xây dựng được tách làm 3 vụ; vụ Ngân hàng Đại Dương đã xử một phần và có nhiều phần tách ra.

Cũng theo Chánh án Nguyễn Hoà Bình, nếu trong phiên tòa, mà có tình tiết mới xuất hiện, có quyết định tách án thì trách nhiệm của Hội đồng xét xử là thẩm vấn làm rõ tình tiết này. Nhưng do vụ án đang tách ra nên Hội đồng xét xử được phép không cần đề cập tới nữa.

“Tương tự vụ án OceanBank, trong lần xét xử thứ nhất, nội dung liên quan khoản 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí đã làm rõ, nên lần xét xử thứ hai không đề cập tới nội dung này” - Chánh án dẫn chứng. Do đó, với vụ Châu Thị Thu Nga, việc không đề cập tới nội dung vụ án đã được tách ra là bình thường, không khác biệt. Lời khai của bị cáo Châu Thị Thu Nga nằm trong hồ sơ vụ án, "không có gì giấu diếm".

Chánh án cho biết, bà Nga đã khai việc chi tiền nhằm hai mục đích. Một là chi cho hội đồng bầu cử địa phương để có tên trong danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội và hai là chi giải quyết báo chí viết về bằng tiến sĩ giả của bà Nga trong thời điểm bầu cử.

Theo lời khai của bị cáo Nga, số tiền chi được đưa cho một lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh vàng có quan hệ rộng tại Hà Nội và đưa nhiều lần, có lần 100.000 USD, có lần 200.000 USD. Việc đưa tiền diễn ra ở quán cà phê, với thời gian khác nhau và chỉ có hai người biết, không có chứng cứ. Khi đối chất tại tòa, đối tượng mà bị cáo khai nhận tiền phủ nhận và nói "có quen biết Nga nhưng không nhận tiền, không quen ai ở Hà Nội…”.

"Với tình tiết này việc tòa tách án là cần thiết, tòa không thể làm rõ tình tiết này tại tòa. Bằng các giải pháp khác nhau của cơ quan điều tra sẽ làm rõ ở một phiên tòa khác về tình tiết này. Ở đây không có gì mờ ám cả" - Chánh án Nguyễn Hòa Bình khẳng định.

Theo chương trình, chiều 18/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ phát biểu làm rõ thêm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ trong các phiên chất vấn từ ngày 16 - 18/11.

H.Y

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接