Phiên họp chiều 27/11 của Quốc hội. |
Cuối chiều 27/11 Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình,óthủtướngtrìnhQuốchộitáikhởiđộngđiệnhạtnhânnêurõquanđiểmpháttriểtỷ lệ bet88 thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội Tờ trình về việc tiếp tục chủ trương đầu tưdự ánđiện hạt nhân Ninh Thuận (Dự án).
Thực hiện chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Phó thủ tướng nêu rõ.
Về cơ sở thực tiễn, Phó thủ tướng nói, hiện nay điện hạt nhân ngày càng được nhiều nước quan tâm và tiếp tục phát triển trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu, thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm an ninh năng lượng. Tính đến cuối tháng 8/2024, trên thế giới có 415 lò hạt nhân năng lượng đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 373.735 MWe, và 62 lò đang được xây dựng với tổng công suất khoảng 64.971 MWe.
Bên cạnh 32 nước đang sở hữu và vận hành các nhà máy điện hạt nhân, 20 quốc gia khác đang xem xét phát triển để đáp ứng nhu cầu năng lượng, hiện thực hóa các cam kết khí hậu.
Nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam được dự báo vẫn tiếp tục tăng cao, tổng công suất hệ thống điện hiện nay khoảng 80 GW, cần tăng thêm khoảng 70 GW đến năm 2030 và 400 - 500 GW đến năm 2050, ông Bình nêu.
Theo Phó thủ tướng, phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng, đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng. đáp ứng được nhiệm vụ kép: vừa cung cấp điện nền, vừa bảo vệ môi trường. Chi phí sản xuất điện trung bình của điện hạt nhân có thể cạnh tranh được với các nguồn truyền thống khác.
Tác dụng nữa được Phó thủ tướng đề cập là phát triển nhân lực chất lượng cao, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp điện hạt nhân.
Phó thủ tướng nêu rõ quan điểm phát triển điện hạt nhân là vì mục đích hòa bình, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững, gắn với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Quan điểm tiếp theo là bảo đảm an toàn ở mức cao nhất, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Phát triển điện hạt nhân gắn với phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng quốc gia - ông Bình nêu quan điểm thứ ba.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân và đưa nội dung này vào Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cơ quan thẩm tra cũng dự kiến những nội dung đưa vào nghị quyết, trong đó đề nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo nghiên cứu đề xuất chương trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam hướng tới công nghệ hiện đại, được kiểm chứng, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh tếcao nhằm góp phần bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; giảm phát thải, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững; tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước.
Tận dụng tối đa các kết quả đã thực hiện đối với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2; chuẩn bị kịp thời các điều kiện bảo đảm có liên quan để tiếp tục triển khai dự án, chú trọng nhiệm vụ rà soát, hoàn thiện hệ thống hệ thống pháp luật về điện hạt nhân. Nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với điện hạt nhân; có cơ chế phù hợp để thu hút, đào tạo nguồn nhân lực về năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân; nâng cao năng lực nghiên cứu công nghệ, an toàn điện hạt nhân và nghiên cứu khả năng nội địa hóa thiết bị điện hạt nhân. Thực hiện tuyên truyền, thông tin, vận động Nhân dân để tạo sự đồng thuận trong xã hội về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân; chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, là những đề nghị tiếp theo với Chính phủ.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các vị đại biểu sẽ cho ý kiến về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận cùng với cho ý kiến về Dự thảo nghị quyết chung của kỳ họp thứ tám này.