【trực tiếp bong dá】Tấn công mạng thông qua AI gây tổn thất kinh tế nghiêm trọng
Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồ họa: Văn Chung |
8.000 tỷ USD thiệt hại do tấn công mạng năm 2024
Ngày 30/5, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo và triển lãm an toàn không gian mạng Việt Nam 2024, với chủ đề “An toàn trong thời kỳ bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI)”. Đề cập đến thành tựu cũng như mối nguy hại từ AI, tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phạm Đức Long cho biết, AI đang thực hiện các nhiệm vụ mà trước đây chỉ con người mới có thể xử lý được, thậm chí vượt qua con người trong một số lĩnh vực. Thị trường công nghệ AI rộng lớn với quy mô khoảng 200 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ tăng trưởng vượt xa con số đó với hơn 1.800 tỷ USD vào năm 2030, đóng góp lớn vào không gian tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.
Tại hội thảo, các chuyên gia an ninh mạng đến từ Bộ Công an, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cũng cảnh báo, bên cạnh lợi ích mang lại, công nghệ AI đang được tội phạm mạng sử dụng để dễ dàng chế tạo ra các phần mềm độc hại mới, tạo ra các cuộc tấn công lừa đảo mới, tinh vi, với nhiều kịch bản tấn công đa dạng, hay sử dụng công nghệ Deepfake để thực hiện các chiến dịch tấn công lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng…
Theo thống kê, trên thực tế, trong năm 2023, thế giới ước tính thiệt hại tới 8.000 tỷ USD bởi các cuộc tấn công mạng (tương đương gần 21 tỷ USD mỗi ngày), con số đó dự kiến sẽ tăng lên 9.500 nghìn tỷ USD vào năm 2024. Cứ sau 11 giây lại có một tổ chức trên toàn cầu bị tấn công bằng Ransomware. Đồng thời, có hơn 353 triệu người đã bị ảnh hưởng do vi phạm dữ liệu với chi phí trung bình toàn cầu của một vụ vi phạm dữ liệu lên tới 4,45 triệu USD. Đây là những con số biết nói, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ AI.
“Tại Việt Nam hiện có 26 hình thức lừa đảo trên không gian mạng đang diễn ra thường xuyên. Trong đó 72,6% là lừa đảo trực tiếp vào tài chính, còn 26,4% là các dạng lừa đảo trực tuyến, 1% dạng khác. Do đó, cần nhanh chóng nghiên cứu, ứng dụng những ưu điểm của công nghệ AI mang lại để tìm ra những giải pháp ứng phó kịp thời và ngăn chặn những mặt tiêu cực của công nghệ này mang lại” - ông Phạm Đức Long nhấn mạnh.
Cảnh báo từ sớm, từ xa để phòng ngừa
Tại hội thảo, các chuyên gia an ninh mạng đến từ các bộ, ngành cho rằng, để tạo ra một không gian mạng an toàn, bảo vệ người dân trước các nguy cơ tấn công từ không gian mạng, không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách hay các doanh nghiệp an toàn thông tin mạng. Đảm bảo an toàn thông tin cần sự chung tay của toàn xã hội, trong đó mỗi cá nhân và mỗi tổ chức đều phải ý thức được chịu trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin của mình.
Các cuộc tấn công mạng liên tục phát triển với mức độ ngày càng tinh vi phức tạp, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của AI, nguy cơ chúng ta phải đối mặt sẽ ngày càng tăng theo cấp số nhân. Vì vậy, mọi cơ quan, tổ chức cần liên tục cải thiện năng lực an toàn thông tin, chủ động triển khai các phương án đảm bảo an toàn thông tin và duy trì công tác này một cách liên tục.
Đề cập cụ thể đến giải pháp, ông Trần Đăng Khoa - Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, đưa ra khuyến nghị, để an toàn trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ trí tuệ nhân tạo và các công nghệ mới nổi, các cơ quan, tổ chức cần rà soát, tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin, ưu tiên các giải pháp giám sát, cảnh báo sớm; thực hiện kiểm tra, đánh giá đảm bảo an toàn thông tin các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, trong trường hợp phát hiện các nguy cơ, lỗ hổng, điểm yếu, cần lập tức triển khai các biện pháp khắc phục, đặc biệt là các hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân...
Ở góc độ cơ quan chuyên trách, Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về cư dân (Bộ Công an), cho rằng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý theo quy định; triển khai phương án sao lưu định kỳ hệ thống và dữ liệu quan trọng để kịp thời khôi phục hoạt động của hệ thống khi bị tấn công mạng, nhất là mã hóa dữ liệu; thực hiện định kỳ săn lùng mối nguy hại để phát hiện kịp thời các dấu hiệu hệ thống bị xâm nhập, để tránh bị chiếm đoạt tài sản.
Sử dụng các nền tảng về an toàn thông tin Theo ông Phạm Đức Long hiện nay, có các nền tảng về an toàn thông tin do Bộ TT&TT phát triển, cung cấp để hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gồm: Nền tảng Điều phối xử lý sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia (IRLab). Nền tảng hỗ trợ điều tra số (DFLab) và sắp tới đây là nền tảng quản lý và phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin. |
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/580f298872.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。