当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【nhận định anderlecht】Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc

Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng,ảotồnvphthuyvănhadntộnhận định anderlecht tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, việc bảo tồn và phát huy văn hóa tinh thần được tỉnh quan tâm. Từ đó, đáp ứng nhu cầu về văn hóa, văn nghệ, thu hút nhiều thế hệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia, quyết tâm bảo tồn…

Thầy Danh Hồng Anh (hàng đầu, thứ 2 từ phải sang) hướng dẫn học sinh đánh nhạc ngũ âm.

Từ khi dàn nhạc ngũ âm đầu tư cho Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam, thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A (năm 2014) thì vào các dịp Tết Chol Chnam Thmay, Lễ Sene Dolta, khai giảng, tổng kết năm học của trường đều được Đội Văn nghệ biểu diễn phục vụ đại biểu, thầy cô, bạn bè. Ngoài ra, Đội còn tham gia thi diễn ở một số lễ hội, cuộc thi trong và ngoài tỉnh, đạt nhiều thứ hạng.

Theo thầy Danh Hồng Anh, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam, nhạc ngũ âm là loại hình nghệ thuật đặc sắc của người Khmer. Theo phong tục tập quán, nhạc ngũ âm chỉ được phép vang lên vào các ngày lễ, hội lớn nên bà con rất quý. Từ khi được trang bị, trường khuyến khích học sinh dân tộc Khmer học, ghi nhận nhiều em tuy tuổi còn nhỏ nhưng rất đam mê.

Em Lý Thanh Quốc, học sinh lớp 9A, chia sẻ: “Do mê loại nhạc này nên từ lớp 7 em đã tham gia Đội Văn nghệ của trường. Hầu như tháng nào em và các bạn trong Đội cũng tập luyện một số bài nhạc cho thuần thục, ghi nhớ để có dịp phục vụ thầy cô, bạn bè và cộng đồng”.

Ngoài Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam, tỉnh còn đầu tư dàn nhạc ngũ âm cho một số chùa trên địa bàn như: Ô Chum Prức Sa, xã Vị Thủy; Ratanappapphavararam, xã Vị Bình (huyện Vị Thủy)… và được các trụ trì, ban quản trị chùa bảo quản, tập luyện cho đội văn nghệ địa phương.

Đại đức Danh Tuấn, Hội trưởng Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, cho biết: “Nhạc ngũ âm là linh hồn trong bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer nên rất được ưa chuộng trong các dịp lễ, hội. Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động, khuyến khích các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ tập luyện để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đời sống cộng đồng hôm nay và mai sau”.

Cùng với nhạc ngũ âm, hát Aday đã và đang được tỉnh quan tâm, hiện duy trì, phát huy tích cực nhiều nơi, trong đó có ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ.

Theo ông Danh Kỳ, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Aday ấp 4, xã Xà Phiên, Câu lạc bộ thành lập vào năm 2019 với 11 thành viên. Để duy trì, ngoài đầu tư nhạc cụ, trang phục, tỉnh còn có chế độ hàng tháng cho các thành viên. Đến nay, tháng nào các thành viên trong Câu lạc bộ cũng duy trì tập luyện để tham gia biểu diễn ở các lễ hội của đồng bào hay tham gia các hội thi.

Theo ông Kỳ, hát Aday là loại hình hát đối - đáp giữa nam và nữ. Đó là một lời ví von, hay lời hỏi thăm, trao nhau tình cảm thân thương hoặc bằng câu hát đố, ai không đáp được coi như thua cuộc...

“Tùy vào từng bối cảnh, lễ hội, nghi lễ gia đình hay sinh hoạt cộng đồng, mà người hát Aday có thể sử dụng bài hát truyền thống hoặc viết lời mới, hay ngẫu nhiên đối - đáp tại chỗ cho phù hợp”, ông Kỳ cho biết thêm.

Ngoài ra, các bài nhạc đệm cho hát Aday được chọn từ bản nhạc đệm của lối hát đối - đáp hay tuồng tích hát dù kê, hay nhạc múa truyền thống. Điệu nhạc phổ biến nhất sử dụng hiện nay là bản đờn Phum Phuông, Prop kai, thỉnh thoảng dùng nhạc múa lăm lêu...

Theo Ban Dân tộc tỉnh, thực hiện Đề án “Truyền dạy và bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ tỉnh Hậu Giang”, tỉnh đầu tư nhạc cụ và trang phục cho loại hình nghệ thuật Aday ở một số địa phương trên địa bàn. Hiện các địa phương vẫn duy trì tập luyện, hoạt động, thu hút nhiều thế hệ đồng bào dân tộc Khmer tham gia.

Em Danh Toàn, ở ấp 4, xã Xà Phiên, cho biết: “Từ nhỏ, được chứng kiến các chú, bác trong xóm múa hát Aday vào các dịp lễ hội, em rất thích, từ đó quyết định theo học nghệ thuật này. Đến nay, em đã học được một số động tác cơ bản và cảm thấy rất vui. Em sẽ tiếp tục học để sau này có dịp tham gia phục vụ cộng đồng”.

Ông Ký Hiếu Thanh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho hay: “Để duy trì, phát huy hát Aday, tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu các câu lạc bộ hát Aday trên địa bàn nỗ lực truyền nghề cho con cháu, thế hệ trẻ, để cùng nhau bảo tồn và đưa bộ môn nghệ thuật này vào cuộc sống cộng đồng nhiều hơn”.

NHẬT TÂN

分享到: