Thu từ cổ phần hóa,ồnthutừcổphầnhóathoáivốndựkiếnkhôngđạtkếhoạgiải tây ban nha hôm nay thoái vốn 8 tháng mới đạt 366 tỷ đồng
Mới đây, báo cáo về tình hình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tình hình thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước 8 tháng năm 2021, Cục Tài chính doanh nghiệp (TCDN) - Bộ Tài chính cho biết nhìn chung, việc triển khai công tác cổ phần hóa các DN trong năm 2021 là khó khả thi do nhiều đơn vị vẫn chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý về thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước khi cổ phần hóa theo quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công; còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính phải xử lý. Đồng thời, do tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực, ảnh hưởng đến công tác xác định giá trị DN, lập phương án sử dụng đất để thực hiện cổ phần hóa, triển khai đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định.
Các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh - nơi có số lượng DN thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch chiếm tới 60% kế hoạch cổ phần hóa còn lại của giai đoạn 2016 - 2020 - phải thực hiện giãn cách nghiêm ngặt trong thời gian dài. Nhiều DN trung ương thuộc danh mục thoái vốn cũng nằm tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các đơn vị cung cấp dịch vụ định giá, tư vấn cũng bị ảnh hưởng của dịch bệnh, giãn cách xã hội nên chưa thể triển khai thực hiện công tác thẩm định giá, xác định giá trị DN, phần vốn nhà nước theo quy định.
Do vậy 8 tháng đầu năm 2021, số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN mới đạt 366 tỷ đồng. Với diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Cục TCDN cho rằng kế hoạch thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các DN Trung ương nộp về ngân sách nhà nước (NSNN) trong năm 2021 không đạt 40.000 tỷ đồng.
Như vậy với năm 2022, do công tác cổ phần hóa cần có thời gian để tiến hành theo quy trình, từ lúc xác định giá trị DN đến lúc triển khai bán cổ phần lần đầu, thu tiền về NSNN cần một thời gian nhất định nên nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn các DN trung ương trong năm 2022 (với kịch bản dịch bệnh kéo dài đến hết năm 2021) sẽ phụ thuộc vào công tác thoái vốn tại các DN do SCIC quản lý.
Do đó, Cục TCDN đề nghị có giải pháp giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị chủ động tổ chức thực hiện công tác thoái vốn ngay từ quý I/2022.
Giao kế hoạch thu từ cổ phần hóa, thoái vốn theo thực tế triển khai
Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn tại các DNNN nộp về NSNN giai đoạn 2021 – 2025 đạt kế hoạch là 248.000 tỷ đồng, Cục TCDN đã báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cụ thể.
Trong đó, về công tác thoái vốn, đề nghị giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN chỉ đạo SCIC xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai thoái vốn nhà nước tại các DN đã được bàn giao, tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước từ các cơ quan, đơn vị theo Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ và tập trung triển khai thực hiện thoái vốn nhà nước tại 6 DN trong năm 2022 nhằm đáp ứng nhiệm vụ cân đối tiền thu từ bán vốn nhà nước nộp về NSNN. Giao các Bộ Công thương, Bộ Xây dựng thực hiện bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các DN đã cổ phần hóa về SCIC.
Đối với địa phương, Cục TCDN đã trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố còn DN thuộc diện cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao, trong năm 2022 xây dựng kế hoạch, lộ trình cổ phần hóa, thoái vốn, trong đó nêu rõ kế hoạch cân đối nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn vào ngân sách địa phương tương ứng thuộc giai đoạn 2022 - 2025. Trong giai đoạn 2022 - 2024, tập trung triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch đã đề ra.
Ngoài ra, việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn còn phụ thuộc vào thị trường, lựa chọn thời điểm bán cổ phần hợp lý để đem lại hiệu quả. Theo đó, Cục TCDN kiến nghị việc giao kế hoạch thu NSNN từ nguồn cổ phần hóa, thoái vốn cần căn cứ thực tế triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các DN theo nguyên tắc chỉ tính vào kế hoạch thu vào NSNN đối với các DN đã cơ bản hoàn thành đến giai đoạn phê duyệt phương án cổ phần hóa, các DN đã được chuyển về SCIC để thực hiện thoái vốn để xác định số thu về NSNN từ công tác cổ phần hóa, thoái vốn và kết quả công tác này cần được đánh giá theo cả giai đoạn (2021 - 2025).
Dự kiến thoái vốn tại 6 doanh nghiệp trong năm 2022 Căn cứ tình hình thực tế, Cục tài chính doanh nghiệp (TCDN) đã xây dựng kế hoạch thoái vốn trong năm 2022 (sau khi dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát) dự kiến tại 6 doanh nghiệp (DN) là FPT, Sabeco, Bảo Minh, Nhựa Tiền Phong, Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam. Ước tính một cách cẩn trọng, khả thi và căn cứ giá cổ phiếu niêm yết ngày 23/8/2021, Cục TCDN dự kiến nguồn thu từ thoái vốn nhà nước năm 2022 với 6 DN trên vào khoảng 15 - 20.000 tỷ đồng. Đối với các DN do các địa phương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, Cục TCDN tính toán khoản tồn, dư từ cổ phần hóa, thoái vốn tại các địa phương có thể nộp vào ngân sách địa phương trong năm 2022 là khoảng 10.000 tỷ đồng. |
Dương An