【keo bong da5】T&Y SuperPort Vĩnh Phúc hợp tác với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam

T&Y SuperPort Vĩnh Phúc hợp tác với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam

Đại diện T&Y SuperPort Vĩnh Phúc (bên phải) và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác

Theo đó, CTCP T&Y SuperPort Vĩnh Phúc (T&Y) và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) sẽ hợp tác phát triển các sản phẩm và dịch vụ tổng hợp cho cảng cạn (ICD) và kho thu gom hàng lẻ (CFS) để đáp ứng lượng hàng hóa đường biển ngày càng tăng trong các khu công nghiệp lân cận Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc cũng như giảm bớt các thách thức logistics hiện có.

Hai bên cũng sẽ phát triển các cơ hội kinh doanh mới nhằm khai thác siêu cảng ICD Vĩnh Phúc như một trung tâm trung chuyển để tăng cường vận chuyển hàng hóa đa phương thức trong phạm vi Việt Nam cũng như trong khu vực. Việc hơp tác này cũng nhằm hỗ trợ VIMC phục vụ lượng hàng hóa đáng kể đến từ mạng lưới khách hàng rộng khắp của Tập đoàn YCH tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác mà YCH đang triển khai hoạt động.

Theo bà Chan Yoke Ping, Tổng Giám đốc T&Y, trong bối cảnh ngành logistics Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều thách thức, để đảm bảo hiệu quả của chuỗi cung ứng, Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc sẽ xây dựng hệ sinh thái với mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng và năng lực kết nối đa phương thức với hệ thống sân bay, cảng biển, đường sắt và đường bộ để cung cấp quá trình chuyển đổi liền mạch cho tất cả các cửa khẩu ở Việt Nam và xa hơn nữa là cho các nhà cung cấp, nhà sản xuất và khách hàng. Với cách tiếp cận tích hợp nhằm nâng cao kỹ năng, công nghệ, hệ thống và tự động hóa cho hệ sinh thái, các giải pháp chuỗi cung ứng sẽ trở nên phù hợp và hiệu quả, từ đó từng bước kéo giảm chi phí logistics.

“Việc hợp tác với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đánh dấu bước phát triển mới cho siêu cảng ICD Vĩnh Phúc. Với vị trí chiến lược nằm gần 20 khu công nghiệp, khả năng vận tải hàng hóa đa phương thức bao gồm đường hàng không, đường biển, đường bộ và đường sắt, Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng quan trọng để hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam, mở ra cánh cửa để đạt được những đột phá trong lĩnh vực logistics”,bà Chan Yoke Ping nhấn mạnh.

Trước đó, vào tháng 8/2022, để kết nối siêu cảng ICD Vĩnh Phúc tới những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, liên danh T&Y đã bắt tay hợp tác với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). Như vậy, với việc hợp tác cùng Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc đã bổ sung thêm một mảnh ghép quan trọng trong chuỗi vận tải đa phương thức gồm đường bộ - đường hàng không – đường sắt và đường biển.

T&Y SuperPort Vĩnh Phúc hợp tác với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam

Phối cảnh dự án Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc của T&Y SuperPort Vĩnh Phúc

Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc được xây dựng tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Dự án có quy mô 83 ha, tổng vốn đầu tư trên 200 triệu USD, công suất thiết kế hàng hóa thông quan khoảng 530.000 TEU/năm do liên danh T&T Group và YCH (Singapore) làm chủ đầu tư. Siêu cảng ICD Vĩnh Phúc có 4 trụ cột chính là kết nối, bền vững, tốc độ và khả năng mở rộng, hướng tới 5 mục tiêu là xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững, logistics thông suốt với trung tâm ngang tầm quốc tế, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh của chuỗi cung ứng và đào tạo nguồn nhân lực. Đây là dự án đầu tiên của Mạng lưới logistics thông minh ASEAN.

Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án sẽ vận hành vào cuối năm 2022. Đến tháng 9 vừa qua, tòa nhà đầu tiên của siêu cảng đã được hoàn thành. Đây là nhà ga hàng hóa hàng không phục vụ cho các khu công nghiệp xung quanh với mục tiêu giảm bớt tình trạng tắc nghẽn tại các sân bay vào mùa cao điểm.

Phát biểu tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, logistics là ngành dịch vụ được ví như những “mạch máu”của nền kinh tế quốc dân, có vai trò quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu mạnh, cùng với nền kinh tế có độ mở lớn (trên 200%), xuất nhập khẩu và thương mại điện tử luôn tăng trưởng ở mức hai con số, Việt Nam được đánh giá là một thị trường có nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ logistics.

Tuy nhiên, ngành dịch vụ logistics Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước. Chi phí logistics còn cao, năng lực cạnh tranh thấp; liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics chưa chặt chẽ, kém hiệu quả. Đặc biệt sự thiếu hụt về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và những bất cập, thiếu tính kết nối về hạ tầng là những “điểm nghẽn” lớn kìm hãm sự phát triển của dịch vụ logistics thời gian qua.

Trong bối cảnh thế giới đang đầu tư mạnh mẽ cho việc hiện đại hóa và tăng cường các kết nối trong nội địa và xuyên biên giới, việc hợp tác với các doanh nghiệp vận tải đầu ngành như VIMC, hay Vietnam Airlines và VNR là những bước tiến quan trọng của Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc trong xu hướng logistics xanh và bền vững của thế giới hiện nay. Điều này không chỉ giúp giải quyết bài toán về chi phí logistics, nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng mà còn góp phần tăng thế chủ động của ngành logistics Việt Nam trong quá trình hội nhập khi các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều đang tích cực đầu tư cho hạ tầng và các mô hình vận hành hoạt động logistics thế hệ mới, thông minh, hiệu quả, có tính liên kết cao.

Công ty Cổ phần T&Y SuperPort Vĩnh Phúc (T&Y)là công ty liên doanh giữa Tập đoàn T&T Group và YCH (Tập đoàn quản lý chuỗi cung ứng lớn nhất Singgapore, hiện có hoạt động tại khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) nhằm quản lý các dự án trung tâm logistics tại Việt Nam, trong đó bao gồm dự án Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc.

Mục tiêu chiến lược của T&Y là đón đầu xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng mạng lưới logistics thông minh là nền tảng thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho Việt Nam cũng như góp phần giúp tăng cường chuỗi cung ứng trong khu vực hỗ trợ cho nỗ lực hội nhập kinh tế cũng như các sáng kiến trong kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN.

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC)được thành lập năm 1995, VIMC là doanh nghiệp có vai trò chủ đạo trong ngành hàng hải Việt Nam. VIMC bao gồm 24 doanh nghiệp thành viên, đội tàu 49 chiếc tổng trọng tải khoảng 400.000 DWT, tuổi trung bình 21,5 năm, hệ thống cảng biển với 6.900 m cầu bến, số vốn nhà nước gần 1.500 tỷ đồng; hoạt động trong ba lĩnh vực gồm: Khai thác cảng biển, Vận tải biển và Logistics.

La liga
上一篇:Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
下一篇:Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa