【lượt đi c1】Hàng triệu người mua nhà sẽ 'thở phào nhẹ nhõm' nếu chính sách này nhanh chóng được thực thi

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 10:17:30 评论数:

Gói vay mua nhà ưu đãi 30 nghìn tỷ đã đến hồi kết,àngtriệungườimuanhàsẽthởphàonhẹnhõmnếuchínhsáchnàynhanhchóngđượcthựlượt đi c1 nhiều gói vay ưu đãi khác đã được hướng dẫn triển khai. Tuy nhiên, chính sách thì đã có nhưng nguồn vốn khó tìm. Trong khi đó, người mua nhà vẫn sống trong tâm trạng khắc khoải chờ đợi.

Sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ người thu nhập thấp mua nhà kết thúc, đầu tháng 6 vừa qua, người thu nhập thấp cả nước đón nhận tin vui khi Chính phủ có Quyết định về mức lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội là 4,8%/năm tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định 100. Theo đó, các nhóm đối tượng được quy định trong Nghị định 100 về Phát triển và quản lý nhà ở xã hội sẽ được tiếp cận chương trình cho vay ưu đãi này.

{ keywords}


Tuy nhiên, đến nay việc triển khai vẫn chỉ dừng lại ở một số văn bản hướng dẫn, còn yếu tố quan trọng nhất là nguồn vốn thì vẫn chưa có. Trong khi đó, quyết định của Chính phủ nêu rõ thời hạn thực hiện chương trình cho vay ưu đãi 4,8% là đến 31/12/2016. Điều này càng góp phần làm cho phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội rơi vào cảnh trầm lắng, hàng triệu người mua nhà băn khoăn, lo lắng.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Trần Nam - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) thừa nhận: "Từ năm 2013- 2016 chúng ta đã thực hiện triển khai rất tốt các chính sách cho nhà ở xã hội. Có thể nói là việc triển khai gói 30 nghìn tỷ đã giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận với nhà thương mại giá rẻ rất là tốt đồng thời giúp thị trường BĐS được khôi phục trở lại".

"Tuy nhiên, từ khi gói 30 nghìn tỷ dừng cho vay mới, phân khúc nhà ở xã hội và nhà thương mại giá rẻ mất đi một lực bẩy tài chính khiến cả doanh nghiệp và người mua nhà hết sức khó khăn. Thị trường BĐS trở nên lệch pha, mất cân đối, nguy cơ có khủng hoảng thừa về phân khúc nhà ở cao cấp và khủng hoảng thiếu nhà ở giá rẻ", ông Nam nhấn mạnh.

Theo ông nam đánh giá, hiện nay chủ trương chính sách mới cho vay mua nhà ở xã hội với lãi xuất chỉ 4,8% là hết sức thiết thực. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai vẫn chỉ dừng lại ở một số văn bản hướng dẫn. Trong khi đó, Quyết định của Chính phủ nêu rõ thời hạn thực hiện chương trình cho vay ưu đãi 4,8% là đến 31/12/2016. Điều này càng góp phần làm cho phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội rơi vào cảnh trầm lắng".

{ keywords}

Ông Nguyễn Trần Nam - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA).

Để giải quyết vấn đề này, Hiệp hội BĐS Việt Nam đã có văn bản kiến nghị thủ tướng chính phủ, Bộ Xây dựng, thống đốc ngân hàng về việc thực hiện nguồn vốn cho nhà ở xã hội, Hiệp hội cũng đã có kiến nghị gửi thường vụ quốc hội về những điều để các quy định này sớm đi vào thực tiễn để các phân khúc nhà ở xã hội, có tính nuôi dưỡng thị trường, chính sách này công cụ điều chỉnh của nhà nước trên thực tế.

Đặc biệt, trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hiệp hội BĐS Việt Nam cũng đã đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện một số cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển nhà ở thương mại có diện tích nhỏ (căn hộ chung cư diện tích dưới 75 m2), giá bán thấp (dưới 15 triệu đồng/m2)..

Theo nguyên thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, hiện nay rất cần một chính sách nối tiếp cho gói 30 nghìn tỷ: "Theo tôi, con số 30 nghìn tỷ chúng ta triển khai trong vòng 4 năm nếu so với nguồn vốn cho các ngành khác như giao thông vận tải hay nông nghiệp là không hề lớn nhưng kết quả đem lại vô cùng quan trọng. Với mỗi năm gần 10 nghìn tỷ nhưng đã giúp hàng triệu gia đình được vay vốn, kích thích BĐS cũng như các ngành liên quan".

Liên quan đến vấn đề này, ông Nam chia sẻ Ngân hàng nhà nước đã có thông tư hướng dẫn các NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối phải dành ít nhất 3% dư nợ cho vay để cho vay nhà ở xã hội, với lãi suất thấp tối đa bằng 50% lãi suất trên thị trường. Với mức lãi suất vay thương mại dành cho mua nhà hiện nay thì có thể mức lãi suất sẽ chỉ loanh quanh mức 5%/năm.

"Tuy nhiên, hiện nay các văn bản thì đã có đầy đủ rồi tuy nhiên các ngân hàng vẫn chưa thể thực hiện được", ông Nam nhấn mạnh.

Theo chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam: "Sau khi gói 30 nghìn tỷ đóng lại, hai cánh cửa mới vay vốn cho nhà giá rẻ được mở ra nhưng lại chưa thể đưa vào thực tiễn. Để người dân tiếp cận với hai gói tín dụng này Hiệp hội đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng chính phủ, Thường vụ Quốc hội, Bộ Xây dựng, Thống đốc ngân hàng để những điều để các quy định này sớm đi vào thực tiễn, giúp thị trường phát triển ổn định, bền vững".

Theo Trí thức trẻ