Nhờ nguồn vốn TPCP,étđưanguồnvốntráiphiếuChínhphủvàocânđốingânsáchaves đấu với benfica nhiều địa phương đã "thay da đổi thịt". Ảnh Internet. Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu Theo Kiểm toán Nhà nước, trong điều kiện NSNN còn nhiều khó khăn, hạn hẹp, TPCP là nguồn lực quan trọng được huy động toàn xã hội để đầu tư phát triển kinh tế, do đó Nhà nước cần xây dựng cơ chế đặc thù, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. |
Theo thống kê, năm 2013, Chính phủ đã phân bổ 60.000 tỷ đồng cho: 441 công trình giao thông với 32.165 tỷ đồng, chiếm 53,6%; 214 công trình thủy lợi với 15.435 tỷ đồng, chiếm 25,7%; 235 công trình y tế với 5.900 tỷ đồng, chiếm 9,8%. Ngoài ra, còn có 38 công trình ký túc xá sinh viên với 2.600 tỷ đồng, chiếm 4,3%; các công trình thuộc dự án Tái định cư Thủy điện Sơn La với 2.300 tỷ đồng, chiếm 3,8% và cho lĩnh vực giáo dục với 1.600 tỷ đồng, chiếm 2,7%. | |
Đồng thời cần có chế tài xử lý nghiêm những biểu hiện vi phạm hoặc cố tình vi phạm trong quản lý sử dụng, gây lãng phí, thất thoát. “Không thể coi TPCP là nguồn kinh phí hỗ trợ các địa phương trong đầu tư XDCB, cần xác định rõ mục tiêu, dự án, công trình trọng điểm cần được đầu tư bằng nguồn lực này để quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả cao”, Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh. Do đó, Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, xem xét để bố trí vốn TPCP cần đầu tư vào những lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (giao thông, thủy lợi) để tập trung nguồn vốn, sớm phát huy hiệu quả sử dụng của dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Với phương án đó sẽ góp phần phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa xã hội, tăng thu NSNN, sớm trả nợ và đầu tư cho các lĩnh vực khác. Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị đưa nguồn TPCP vào cân đối ngân sách, tránh có quá nhiều hệ thống văn bản hướng dẫn quản lý sử dụng đối với từng nguồn vốn, trong khi mục tiêu sử dụng vốn đều cho mục đích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (đối với lĩnh vực đầu tư), nhằm quản lý một cách tập trung, thống nhất và tránh phân tán nguồn vốn. Cân nhắc lại tỷ lệ phát hành TPCP kỳ hạn ngắn Đó là kiến nghị Chính phủ của Kiểm toán Nhà nước sau khi thực hiện kiểm toán chuyên đề về phát hành, quản lý và sử dụng vốn TPCP năm 2013. Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ xem xét, cân nhắc lại tỷ lệ phát hành vốn TPCP có kỳ hạn ngắn, nhất là kỳ hạn dưới 3 năm nhằm giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn, đúng mục đích phát hành, đồng thời tạo cho thị trường vốn phát huy hiệu quả, có khả năng thu hồi và trả nợ vốn. Bởi vì, qua kết quả kiểm toán cho thấy tỷ lệ phát hành vốn TPCP có kỳ hạn ngắn (dưới 3 năm) chiếm tỷ trọng cao (165.416/206.093 tỷ đồng, chiếm 80,26%) nên áp lực trả nợ lớn. Trong năm 2014 vừa qua, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán chuyên đề về phát hành, quản lý và sử dụng vốn TPCP năm 2013. Kết quả kiểm toán cho thấy về cơ bản các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã chấp hành nghiêm túc việc quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP, song vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Theo Kiểm toán Nhà nước, cơ chế phân bổ vốn TPCP còn bất cập, chưa hợp lý. Bởi vì, việc phân bổ vốn TPCP không có tiêu chí phân bổ vốn cụ thể theo vùng, miền, địa phương mà phân bổ vốn theo dự án, dẫn đến chưa tạo được sự công bằng giữa các vùng, miền, địa phương. Bên cạnh đó, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương xây dựng nhu cầu vốn năm 2013 chưa theo thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện nên tỷ lệ giải ngân thấp, có dự án phải điều chỉnh 100% kế hoạch... Chỉ ra những bất cập còn tồn tại, Kiểm toán Nhà nước cho biết, việc rà soát danh mục dự án để bổ sung kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2014-2016 còn sai lệch và chưa đúng nguyên tắc Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nên đã dẫn đến 4 dự án không thuộc danh mục được sử dụng vốn TPCP đã giải ngân 1.273,59 tỷ đồng và một số dự án tăng quy mô được xác định sử dụng vốn TPCP 1.437,6 tỷ đồng. Ngoài ra, theo Kiểm toán Nhà nước, việc ứng trước vốn cho dự án không có trong danh mục dự án được sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 nên đã không có nguồn để hoàn trả 269 tỷ đồng, không đảm bảo tỷ lệ giải ngân. Việc thu hồi vốn ứng trước chưa tích cực nên số vốn chưa thu hồi còn lớn, thậm chí không thu hồi mà tiếp tục bố trí vốn. |