【thứ hạng của defensa y justicia】Doanh nhân nữ có nhiều thuận lợi từ AEC

doanh nhan nu co nhieu thuan loi tu aec

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: H.Dịu

Ngày 4-3,ânnữcónhiềuthuậnlợitừthứ hạng của defensa y justicia tại Hà Nội, Diễn đàn Doanh nhân nữ ASEAN lần thứ II với chủ đề “Tạo thuận lợi cho Doanh nhân Nữ nhằm thúc đẩy sự phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN” đã được tổ chức với sự tham dự của đông đảo các doanh nhân nữ trong khu vực.

Tại diễn đàn, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh, AEC sẽ mang đến nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy thách thức. Việt Nam hiện đang gặp khó khăn về sự chênh lệch tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển đối với các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, với nỗ lực và quyết tâm cao độ vào hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Việt Nam đã và đang nỗ lực vượt qua khó khăn phấn đấu thực hiện các cam kết, cũng như tận dụng các cơ hội từ hội nhập.

Bằng chứng là Việt Nam trở thành một trong 4 quốc gia đầu tiên trong khu vực thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối kỹ thuật cơ chế một cửa ASEAN. Đây là công cụ quan trọng tạo điều kiện thuận lợi về thương mại và đầu tư trong khu vực, được các nước trong khu vực đánh giá cao.

Còn theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, sự thành lập của AEC hay Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, AEC mang lại cơ hội tăng trưởng cho khu vực.

“Nhưng đó không phải là món quà miễn phí. Chính phủ và khu vực kinh tế tư nhân phải vượt qua thách thức để tăng trưởng. Do đó, doanh nhân cần nạp mới năng lượng, tạo luồng sinh khí mới để có thể nắm bắt được cơ hội mà AEC mang lại”, bà Kwakwa nói.

Vì thế, để tạo luồng sinh khí mới cho doanh nhân nữ, bà Victoria Kwakwa cho rằng, cần phải khơi gợi xu thế hướng ngoại, khơi gợi năng lực, giúp họ nâng cao sự tự tin, giảm nỗi sợ rủi ro và sợ thất bại.

Cũng nói về chính sách phát triển, hỗ trợ doanh nhân nữ, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Mạng Doanh nhân nữ ASEAN (AWEN) cho biết, trong những năm vừa qua, các chính sách, chương trình hỗ trợ phụ nữ tham gia kinh doanh đã có nhiều cải thiện, thuận lợi và thông thoáng hơn.

Tuy nhiên, phụ nữ vẫn còn những rào cản nhất định khi khởi nghiệp cũng như vận hành doanh nghiệp, vai trò của người phụ nữ Á Đông chưa thực sự được bình đẳng so với nam giới.

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2016 vừa diễn ra, sự tham gia mạnh mẽ của các chị em được thể hiện khi một nửa số ghế chủ tọa tại các hội thảo là phụ nữ, các diễn giả nữ trong diễn đàn chiếm tới 27%. Qua đây chúng ta càng nhận thấy rõ vai trò quan trọng của đội ngũ doanh nhân nữ cũng như sự dịch chuyển về cấu trúc giới tính trong nền kinh tế thế giới.

“Vì vậy, chị em cần nắm bắt tốt cơ hội này, vươn lên thể hiện mình trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của AEC”, ông Lộc nói.

Đặc biệt, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, trong thời gian tới, Chính phủ các nước cần quan tâm, đưa ra những chính sách thiết thực nhằm tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy doanh nhân nữ phát triển.

Trong đó, việc phát triển công nghệ thông tin, nền kinh tế số trong các nước ASEAN, tạo cơ hội cho các doanh nhân nữ tiếp cận và nắm bắt thông tin nhanh chóng, giúp họ chủ động trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu được ưu tiên hàng đầu để doanh nhân nữ ASEAN thực sự vươn mình ra hội nhập, liên kết sáng tạo để cùng phát triển nhằm thúc đẩy AEC bền vững.

Còn theo đại diện của WB tại Việt Nam, các doanh nhân nữ cần tăng cường kết nối, xây dựng mạng lưới doanh nhân. Bởi thông qua các mối quan hệ này, doanh nhân nữ sẽ được chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi được các kỹ năng kinh doanh mới, nắm rõ tình hình hơn, nắm được phản hồi về đổi mới kinh doanh, đổi mới qui trình nghiệp vụ và ý tưởng mới.

Cúp C2
上一篇:Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
下一篇:Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn