Sức mạnh từ blue-chips
So sánh mức biến động tăng điểm của các nhóm cổ phiếu trong tuần qua,ứngkhoántuầbongdanet live rõ ràng thị trường đang được nâng đỡ, thậm chí là quyết định bởi các blue-chips. Việc vượt đỉnh thành công cũng một phần lớn nhờ đà tăng giá luân phiên rất tốt ở nhiều cổ phiếu lớn.
VN-Index tuần qua tăng chung cuộc 1,2%, VNSmallcap giảm 0,4%, VNMidcap tăng 1,4%, VNAllshares tăng 1,4% thì HSX30Index tăng 1,6%. Mặc dù mức tăng điểm không chênh lệch nhiều, nhưng tuần này là tuần đầu tiên kể từ sau khi thị trường thất bại tại đỉnh 733 điểm tháng trước, mức tăng của chỉ số HSX30-Index mới mạnh hơn các chỉ số khác.
Đà tăng giá ở các cổ phiếu blue-chips tuần qua cũng còn kém xa nhiều cổ phiếu đầu cơ nhỏ, nhưng sức mạnh đôi khi không thể đo được bằng mức tăng giá, mà bằng vài trò của cổ phiếu đó đối với thị trường. Lấy ví dụ, nếu QCG tăng trần liên tục hàng chục phiên thì cũng chỉ là câu chuyện riêng của QCG, thị trường hầu như không được hưởng lợi. Ngược lại, nếu VNM hay VCB tăng 1-2% thì có thể quyết định cả hướng đi của VN-Index.
Rổ HSX30 không bao gồm toàn bộ các cổ phiếu blue-chips lớn ở sàn HSX. Tuy nhiên việc tập trung hầu hết các mã lớn vào đây nên chỉ số của rổ này cũng phần nào phản ánh chính xác mức độ tăng giá của các blue-chips nói chung.
Tuần qua nhóm HSX30 chỉ có 8 cổ phiếu giảm giá, hầu hết là các mã không quan trọng như NT2, BMP, PVD… Toàn bộ số cổ phiếu còn lại tăng giá với mức độ khác nhau, trong đó những mã lớn tăng khá mạnh như GAS tăng 2,57%, VNM tăng 2,14%, BID tăng 1,47%. Các cổ phiếu tăng mạnh nhất thuộc về những mã trung bình như SSI tăng 10,64%, GMD tăng 10,58%, MBB tăng 6,29%...
Ngoài ra, những cổ phiếu blue-chips chưa được cho vào rổ HSX30 cũng có mức tăng rất tốt, tiêu biểu là PLX tuần qua tăng tới 16,7%.
Có một thực tế là VN-Index đóng cửa cuối tuần qua đã cao hơn đỉnh ngày 12/4/2017 (732,87 điểm). Tuy nhiên HSX30 đóng cửa vẫn đang dừng ở 702,03 điểm, so với đỉnh ngày 4/4/2017 (702,05 điểm) thì vẫn chưa hoàn toàn vượt qua. Nói cách khác, chỉ số đại diện cho các blue-chips vẫn cần một chút nỗ lực nữa để tạo nên phiên đột phá hoàn toàn. Điều này một phần thể hiện vai trò rất quan trọng của các blue-chips, vì nếu như chỉ số HSX30Index không hạn chế vốn hóa của một số cổ phiếu như VNM, VIC, hay cho cả PLX vào rổ thì đã không bị trễ nhịp như vậy.
Có một dấu ấn nữa là các blue-chips mà cụ thể là nhóm HSX30 tuần qua đã có sự gia tăng tốt hơn về thanh khoản. Giá trị giao dịch khớp lệnh trung bình của nhóm đã đạt 1.378,3 tỷ đồng/phiên. Đây là mức trung bình cao nhất trong vòng 6 tuần. Nếu chú ý thì 6 tuần đó chính là 6 tuần chỉ số HSX30Index rời đỉnh cao và điều chỉnh giảm. Chắc chắn dòng tiền trên thị trường đã có sự chú ý trở lại đối với các blue-chips mới tạo nên được hai hiệu ứng: Một là chỉ số tăng tốt hơn, thậm chí là tốt nhất thị trường tuần qua và hai là thanh khoản đã tăng lên đáng kể và ở mức cao nhất 6 tuần.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 19/5 | Giá đóng cửa ngày 12/5 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 19/5 | Giá đóng cửa ngày 12/5 | Mức tăng (%) |
SC5 | 32.1 | 39.8 | -19.35 | CLG | 6.32 | 4.53 | 39.51 |
DTT | 9.48 | 10.9 | -13.03 | SGT | 11.7 | 8.39 | 39.45 |
HU1 | 6.02 | 6.8 | -11.47 | QCG | 19.75 | 14.2 | 39.08 |
HTV | 14.55 | 16.1 | -9.63 | NVT | 3.57 | 2.57 | 38.91 |
CMX | 3.6 | 3.98 | -9.55 | DTA | 3.32 | 2.6 | 27.69 |
DCM | 13.3 | 14.6 | -8.9 | CYC | 2.4 | 1.92 | 25 |
CMT | 12.6 | 13.7 | -8.03 | STG | 36.6 | 30 | 22 |
BMC | 21 | 22.8 | -7.89 | QBS | 8.63 | 7.09 | 21.72 |
ASM | 14 | 15.15 | -7.59 | HQC | 3.24 | 2.67 | 21.35 |
SMC | 20.15 | 21.8 | -7.57 | CLW | 21.95 | 18.5 | 18.65 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 19/5 | Giá đóng cửa ngày 12/5 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 19/5 | Giá đóng cửa ngày 12/5 | Mức tăng (%) |
TV3 | 51.5 | 71.1 | -27.57 | NDF | 7.4 | 4.8 | 54.17 |
SGH | 20.2 | 27.8 | -27.34 | SHC | 2.4 | 1.7 | 41.18 |
TAG | 21.1 | 28.8 | -26.74 | BHT | 3.9 | 2.8 | 39.29 |
MPT | 4.3 | 5.2 | -17.31 | SDH | 2.4 | 1.8 | 33.33 |
NST | 11 | 13 | -15.38 | PJC | 17.3 | 13.1 | 32.06 |
TXM | 8.1 | 9.3 | -12.9 | CCM | 29 | 22.1 | 31.22 |
DL1 | 9.4 | 10.6 | -11.32 | VCR | 3.1 | 2.4 | 29.17 |
CTT | 7.2 | 8.1 | -11.11 | TKU | 19 | 15 | 26.67 |
PSE | 11.6 | 12.9 | -10.08 | PSC | 15.8 | 13.1 | 20.61 |
VNT | 30.6 | 34 | -10 | SIC | 7.7 | 6.4 | 20.31 |
Kỳ vọng vào dòng tiền mới
Nếu như một cỗ máy có thể hoạt động được thì phải nhờ đến năng lượng đầu vào (xăng dầu hay điện), còn trên thị trường chứng khoán, xu hướng của thị trường lấy sức mạnh từ năng lượng tiền. Đó là sức mua, thể hiện qua giá trị giao dịch.
Một diễn biến tâm lý thường thấy trên thị trường là mức độ kỳ vọng lại tăng theo xu thế tăng của thị trường. Cổ phiếu càng tăng mạnh thì nhà đầu tư càng hào hứng và càng sẵn sàng chịu rủi ro cao hơn, mua vào nhiều hơn. Chính vì vậy thị trường hay chứng kiến sự bùng nổ ở những thời điểm phá vỡ ngưỡng kháng cự hay vượt đỉnh cao lịch sử.
Có mối quan hệ tương hỗ trong tình huống này: Kỳ vọng càng lúc càng cao khiến nhà đầu tư đẩy giá tăng dần lên và cuối cùng vượt được đỉnh kháng cự. Nhà đầu tư thận trọng ban đầu còn đứng ngoài, nhưng khi thấy thị trường liên tục đi lên và cuối cùng vượt được đỉnh thì sự tự tin quay lại và bỏ nhiều tiền hơn vào mua. Rốt cục thị trường tràn ngập sự tự tin và kỳ vọng, dòng tiền liên tục luân chuyển ở mức rất cao.
Đó là những gì có thể nhìn thấy trên thị trường gần đây. Lấy ví dụ cách đây 4 tuần, giá trị giao dịch trung bình trên thị trường là khoảng 4.250 tỷ đồng một ngày. Tuần sau đó giá trị giao dịch tăng lên 4.898 tỷ đồng một ngày. Tuần kế tiếp tăng lên 5.438 tỷ đồng một ngày. Tuần vừa qua – tuần gần đây nhất và là tuần VN-Index đóng cửa vượt đỉnh – giá trị đã tăng lên hơn 5.953 tỷ đồng một ngày.
Rõ ràng là thị trường đã tăng dần về điểm số cùng với sự tăng dần trong giá trị giao dịch. Nếu như những tuần kế tiếp thị trường tiếp tục đi lên cao hơn thì không có gì lạ khi giá trị giao dịch có thể còn tăng cao hơn nữa.
Một sự tương quan khá thú vị là thị trường chứng khoán hay bùng nổ cùng với thị trường bất động sản. Trước đây thị trường chứng khoán hay được đánh giá trong tương quan ngược với thị trường vàng, nhưng vài năm gần đây vàng không còn được chú ý nhiều. Thị trường bất động sản cùng pha với thị trường chứng khoán một phần vì các nhà đầu tư trên hai thị trường có sự liên thông nhất định. Đa số nhà đầu tư trên thị trường bất động sản là đầu cơ và cũng tham gia thị trường chứng khoán.
Vài ngày gần đây liên tục có những thông tin định hướng hạ nhiệt thị trường bất động sản. Cổ phiếu bất động sản cũng đang yếu dần đi. Nếu dòng tiền chốt lời từ thị trường bất động sản quay lại chứng khoán, thị trường sẽ sớm thấy các phiên giao dịch cực lớn về thanh khoản.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
8.5.2017 | 4,963.9 | 238.8 | 229.7 |
9.5.2017 | 4,607.4 | 162.0 | 247.9 |
10.5.2017 | 4,703.2 | 279.6 | 192.0 |
11.5.2017 | 5,227.0 | 334.9 | 200.8 |
12.5.2017 | 4,514.2 | 220.8 | 227.6 |
15.5.2017 | 5,103.9 | 223.7 | 232.0 |
16.5.2017 | 6,578.6 | 287.3 | 356.8 |
17.5.2017 | 5,040.2 | 365.0 | 231.5 |
18.5.2017 | 5,279.6 | 324.0 | 257.3 |
19.5.2017 | 5,778.2 | 498.4 | 318.1 |
Trọng Nghĩa