Nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Canada và dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) Mở rộng tại Charlevoix,ủtướngViệtNamsẵnsàngđẩymạnhhợptácpháttriểnkinhtếbiểkết quả vô địch quốc gia úc tỉnh Quebec, trang web của Quỹ châu Á – Thái Bình Dương Canada (APF Canada) đã đăng bài trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về những đóng góp của Việt Nam tại hội nghị và vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.
Dưới đây là toàn văn bài trả lời phỏng vấn của Thủ tướng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres |
Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay có chủ đề về các đại dương. Việt Nam là quốc gia ven biển chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Xin Ngài Thủ tướng có thể chia sẻ các chính sách hiện nay của Việt Nam trong phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển?
Thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương bởi biển và đại dương là không gian sinh tồn và phát triển của các quốc gia ven biển và cả hành tinh. Do đó, phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.
Đất nước chúng tôi có tiềm năng rất lớn về phát triển kinh tế biển với đường bờ biển dài 3.260 km, bình quân cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển, tỷ lệ này cao gấp 6 lần mức trung bình của thế giới. Vùng biển của Việt Nam rộng khoảng hơn 1 triệu km2 với nhiều nguồn tài nguyên phong phú có giá trị kinh tế cao như hải sản (trữ lượng hải sản khoảng 3 - 3,5 triệu tấn), dầu khí và các loại khoáng sản. Việt Nam có hơn 2.770 đảo và nhiều vịnh tuyệt đẹp được công nhận là di sản thế giới như Vịnh Hạ Long và 125 bãi biển có cảnh quan đẹp, trong đó có 20 bãi biển đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây cũng là một tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch biển đảo.
Bên cạnh đó, Việt Nam nằm ở vị trí địa - chiến lược rất quan trọng trên tuyến đường giao thương quốc tế kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ước tính có 5 trong 10 tuyến hàng hải lớn nhất thế giới đi qua Biển Đông với hơn 50% lượng hàng hóa giao thương toàn cầu. Với hơn 90 cảng biển, trong đó có những cảng biển sâu trung chuyển quốc tế, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về phát triển vận tải biển, dịch vụ trung chuyển và hậu cần.
Với nhiều tiềm năng biển dồi dào như vậy, kinh tế biển và phát triển hướng ra biển là định hướng chiến lược phát triển của Việt Nam trong nhiều năm qua với tầm nhìn xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển. Chúng tôi đặt mục tiêu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 55% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 60% kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Để thực hiện tầm nhìn và mục tiêu nói trên, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách, kế hoạch và biện pháp phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển.
Thứ nhất, hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật và quy hoạch về biển và hải đảo; triển khai tốt Luật Biển, Luật Tài nguyên, môi trường biển-hải đảo và các quy định liên quan đến biển. Việt Nam đã ký và tham gia nhiều công ước, thỏa thuận quốc tế về biển nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho phát triển kinh tế biển.
Thứ hai, thực hiện đồng bộ các chính sách nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ biển; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng biển phục vụ kinh tế biển như các tuyến đường ven biển, hệ thống cảng biển… Đến nay, Việt Nam đã bước đầu hình thành một số lĩnh vực kinh tế biển có năng lực cạnh tranh như phát triển du lịch biển, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản, khai thác và chế biến dầu khí, hình thành 15 khu kinh tế ven biển… Riêng lĩnh vực thủy sản, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đã đạt trên 8,3 tỷ USD, tăng 19% - mức tăng cao nhất từ trước đến nay; kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2018 đạt 3,15 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.
Thứ ba, bảo vệ môi trường, sinh thái biển là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, thường xuyên và lâu dài. Phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo vệ môi trường biển là chủ trương nhất quán trong chiến lược biển của Việt Nam với nguyên tắc “sử dụng và khai thác” phải đi đôi với “giữ gìn và tái tạo”, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Tất cả các dự án phát triển kinh tế biển phải bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển bền vững kinh tế biển như bảo tồn hệ sinh thái biển, phát triển thủy sản bền vững, năng lượng tái tạo, xử lý các chất thải ra biển, nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế, đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào củng cố hòa bình, ổn định trên các vùng biển. Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của quốc tế nhằm thiết thực góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và bảo vệ môi trường biển. Việt Nam kiên trì giải quyết những khác biệt và tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý; tăng cường sự tin cậy lẫn nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố Về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); thúc đẩy sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả.
Việt Nam sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác với tất cả các nước và các đối tác trong phát triển kinh tế biển trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tuân thủ luật pháp quốc tế để cùng nhau hướng tới đại dương xanh, hòa bình, ổn định và cùng phát triển thịnh vượng.
Thưa Ngài Thủ tướng, trong những năm gần đây, Việt Nam được mời tham dự nhiều hội nghị đa phương quan trọng như Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng 2016 tại Nhật Bản, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2017 tại Đức và năm nay là Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng 2018 tại Canada. Điều này cho thấy vai trò và vị thế của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Xin Ngài Thủ tướng cho biết những thông điệp, sáng kiến của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay?
Triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng trong nhiều lĩnh vực. Với tinh thần là bạn và đối tác tin cậy, Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào những vấn đề quan tâm chung của quốc tế tại nhiều diễn đàn đa phương quan trọng như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM… Việc Việt Nam được mời dự các hội nghị mở rộng của G20 và G7 gần đây cho thấy quốc tế ghi nhận tích cực vai trò cũng như nỗ lực, đóng góp của Việt Nam vào củng cố môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực, thúc đẩy các lợi ích chung cũng như xử lý các thách thức chung của thế giới và khu vực.
Nội dung nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay dành ưu tiên cho chủ đề về đại dương. Đây là vấn đề sống còn đối với sinh tồn và phát triển của các quốc gia ven biển và của cả hành tinh chúng ta. Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo các nước G7 và các nước, tổ chức quốc tế được mời dự đã chia sẻ tầm nhìn, ý tưởng về tăng cường hợp tác quốc tế trong nâng cao năng lực thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, khai thác bền vững các nguồn tài nguyên biển và bảo vệ môi trường, sinh thái biển.
Việt Nam được Canada mời dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm 2018 vừa là một bước phát triển mới của quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada được thiết lập tháng 11/2017, vừa cho thấy vai trò, vị thế cũng như những nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Tại hội nghị này, Việt Nam đã đóng góp thực chất và có trách nhiệm trong thảo luận nhiều nội dung quan trọng, nhất là thúc đẩy thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái biển, ngăn ngừa xả rác thải nhựa ra đại dương, nơi mà hàng năm phải tiếp nhận hơn 8 triệu tấn rác thải nhựa. Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến của Canada và các nước G7 thúc đẩy hợp tác ngăn ngừa xả rác thải ra đại dương, tăng cường bình đẳng giới và tạo thuận lợi cho phụ nữ tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ cơ bản trong ứng phó biến đổi khí hậu.
Về phần mình, Việt Nam đã đề xuất cộng đồng quốc tế thảo luận khả năng tiến tới một thỏa thuận toàn cầu về ngăn ngừa xả rác thải nhựa ra đại dương tương tự như Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đề nghị các nước G7 xem xét thành lập một diễn đàn hợp tác mở rộng giữa các nước G7 và các quốc gia ven biển về ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng và bảo vệ môi trường sinh thái biển. Các sáng kiến này của Việt Nam đều xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của cộng đồng quốc tế về tăng cường hợp tác thực chất và hiệu quả trong ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường biển, do đó được nhiều nước tham dự hội nghị hoan nghênh và ghi nhận tích cực.
Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác với tất cả các nước và các đối tác triển khai các sáng kiến nói trên bằng các chương trình, dự án cụ thể và thiết thực vì sự phát triển bền vững và phồn vinh chung của cả hành tinh chúng ta.
Lời chào mời và tràng pháo tay ở khách sạn Hilton
Trong những chuyến công tác, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều tận dụng các cơ hội để quảng bá đất nước với những tiềm năng, lợi thế riêng có để thu hút các nhà đầu tư.